Ở khổ thơ thứ ba, nhà thơ bộc lộ tâm sự của mình như thế nào
Câu 3: Trang 39 sgk ngữ văn 11 tập 2
Ở khổ thơ thứ ba, nhà thơ bộc lộ tâm sự của mình như thế nào? Chút hòai nghi trong câu thơ “Ai biết tình ai có đậm đà?” có biểu hiện niềm tha thiết với cuộc đời không? Vì sao?
Bài làm:
Trong khổ thơ thứ ba này, nhà thơ trực tiếp nói đến tình người xứ Huế khác với hai khổ thơ trên, đây chính là tâm trạng bộc bạch tác giả:
- Trong câu thơ “Mơ khách đường xa, khách đường xa” nhìn ở góc độ nào ta cũng thấy sự đau khổ, câu thơ này có thể hiểu như chính nhà thơ là khách đường và và dù rất muốn nhưng không thể về thăm được.
- Câu thơ “Áo em trắng quá nhìn không ra” có thể hiểu theo hai nghĩa, về nghĩa thực: xứ Huế nắng nhiều, mưa nhiều nên cũng nhiều sương khói, sương khói làm tăng thêm vẻ hư ảo, mộng mơ của Huế, nhưng sương và khói đều màu trắng, "áo em" cũng màu trắng thì chỉ có thể thấy bóng người thấp thoáng, mờ ảo. Về nghĩa bóng: cái sương khói làm mờ cả bóng người ấy phải chăng tượng trưng cho bao cái huyễn hoặc của cuộc đời đang làm cho tình người trở nên khó hiểu và xa vời?
- Ta lại bắt gặp cuối đoạn thơ một câu hỏi tu từ nữa “Ai biết tình ai có đậm đà?” thể hiện sự hoài nghi của tác giả: nếu như tác giả một lòng hướng về xứ Huế thì không biết con người nơi đây có nhớ đến mình hay không? Dù hiểu theo nghĩa nào thì câu thơ cũng chỉ làm tăng thêm nỗi cô đơn, trống vắng trong một tâm hồn tha thiết yêu thương con người và cuộc đời.
- Các từ: Xa, trắng quá, sương khó, mờ, ảnh ... càng tăng cảm giác khó nắm bắt.
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài Hầu trời
- Soạn văn bài: Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo)
- Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi
- Soạn văn 11 bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm trang 125 sgk
- Thảo luận về ý nghĩa thời sự của truyện ngắn Người trong bao
- Bức tranh tâm trạng trong bài thơ “Tràng giang”
- Phân tích những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ
- Nhà thơ Huy Cận đã từng viết: “Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm.” Em hãy làm rõ điều này thông qua việc phân tích tác phẩm “Tràng giang” của Huy Cận.
- Chọn từ ngữ thích hợp nhất có thể điền vào chỗ trống để câu thể hiện đúng hai thành phần: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái
- Tác giả đã kể lại câu chuyện mình đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe như thế nào
- Nội dung chính bài Tôi yêu em
- Soạn Văn 11 bài Ôn tập phần văn học Soạn bài Ôn tập phần văn học