Soạn văn 7 bài: Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo Trang 138 sgk
Văn bản đề nghị và báo cáo là những dạng văn bản thường nhật trong cuộc sống.Việc luyện tập viết các dạng văn bản này giúp ta nắm được trình tự khi viết. KhoaHoc sẽ tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi của bài. Mời các bạn cùng tham khảo.
A. KIÊN THỨC TRỌNG TÂM
Phân biệt văn bản đề nghị và báo cáo
- Giống nhau:
Tiêu chí | Giống nhau |
Hình thức | trình bày trang trọng, rõ ràng, sáng sủa theo số mục quy định sẵn. |
Chú ý | Thiếu một trong các mục chủ yếu của mỗi loại văn bản. - Trình bày không cân đối, thiếu sáng rõ. - Thiếu số liệu, chi tiết cụ thể. - Những mục cần chú ý là: tên văn bản, nơi nhận báo cáo (đề nghị), người báo cáo (đề nghị), nêu sự việc lí do báo cáo (đề nghị) |
- Khác nhau:
Tiêu chí | Văn bản đề nghị | Văn bản báo cáo |
Mục đích | đề đạt nguyện vọng với một người hay một cơ quan, tổ chức có quyền hạn giải quyết nguyện vọng đó | tổng hợp về tình tình, sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay tập thể |
Nội dung | nêu những dự tính, những nguyện vọng của cá nhân hay tập thể cần được cấp trên xem xét. Đó là những điều chưa thực hiện, là những định hướng ở tương lai. | nêu những sự kiện, sự việc đã xảy ra, có diễn biến, có kết quả làm được hoặc chưa làm được cho cấp trên biết. Đó là những điều đã qua, xảy ra trong quá khứ. |
Hình thức | chú ý các mục sau: Ai đề nghị? Đề nghị ai (nơi nào)? Đề nghị điều gì? | Chú ý: Báo cáo của ai? Báo cáo với ai? Báo cáo với ai? Bảo cáo về việc gì? Kết quả như thế nào? |
Chú ý | Tên người (tổ chức) đề nghị, nơi nhận đề nghị và nội dung đề nghị là những mục cần chú ý trong văn bản đề nghị | Các kết quả báo cáo bao giờ cũng được nêu rõ ràng với các số liệu chi tiết, cụ thể, tránh tình trạng nói chung chung |
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Luyện tập
Bài tập 1: trang 138 sgk Ngữ Văn 7 tập 2
Hãy nêu một tình huống thường gặp trong cuộc sống mà em cho là phải làm văn bản đề nghị và một tình huống phải viết báo cáo (Không lặp lại các tình huống đã có trong sách giáo khoa)
Bài tập 2: trang 138 sgk Ngữ Văn 7 tập 2
Từ tình huống cụ thể đó, hãy viết một văn bản đề nghị và một văn bản báo cáp (Chuẩn bị ở nhà để trình bày trước lớp)
Bài tập 3: Trang 138 sgk Ngữ Văn 7 tập 2
Chỉ ra những chỗ sai trong việc sử dụng các văn bản dưới đây:
a) Do hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn, một học sinh đã viết báo cáo xin nhà trường miễn học phí
b) Thầy, cô giáo chủ nhiệm cần biết những công việc tập thể lớp đã làm để giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ và Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Một học sinh thay mặt lớp đã viết giấy đề nghị với thầy, cô giáo chủ nhiệm về những việc làm trên.
c) Cả lớp đều khâm phục tinh thần giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ của bạn H. Bạn ấy thật xứng đáng là Cháu ngoan Bác Hồ. Lớp trưởng thay mặc lớp viết đơn xin Ban Giám Hiệu nhà trường biểu dương, khen thưởng bạn H.
Xem thêm bài viết khác
- Viết đoạn văn giải thích cách hiểu của em qua câu tục ngữ: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
- Trong bài văn nghị luận, phải có những yếu tố cơ bản nào? Yếu tố nào là chủ yếu?
- Sưu tầm, ghi lại những ý kiến nói về sự giàu đẹp, phong phú của tiếng Việt và nhiệm vụ giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
- Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự như thế nào?
- Đề thi giữa học kì 2 lớp 7 môn Ngữ văn - Số 5
- Soạn văn 7 tập 2 bài Tìm hiểu chung về phương pháp luận giải thích
- Tìm câu bị động trong các đoạn trích dưới đây. Giải thích vì sao tác giả chọn cách viết như vậy
- Em hãy giải thích câu tục ngữ của nhân dân ta: Đói cho sạch, rách cho thơm
- Vì sao trong các câu văn dưới đây, ta không nên hoặc không thể lược bỏ trạng ngữ
- Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt được thể hiện ở những phương diện nào
- Soạn văn 7 tập 2 bài Luyện tập viết đoạn văn chứng minh
- Viết một đoạn văn ngắn sử dụng dấu chấm lửng. Nêu công dụng của dấu chấm lửng đó