Soạn văn bài: Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm)

20 lượt xem

Đất Nước cô đọng kết quả nhận thức của tác giả và cũng là của thế hệ trẻ Việt Nam về đất nước, sự tự nhận thức của tuổi trẻ Việt Nam là đứng về phía nhân dân, Tổ quốc, chia sẻ vận mệnh và trách nhiệm với dân tộc trong cuộc đấu tranh thiêng liêng để giải phóng và bảo vệ đất nước. KhoaHoc sẽ tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi của bài. Mời các bạn cùng tham khảo.

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Tác giả

  • Nguyễn Khoa điềm sinh năm 1943 tại Thừa Thiên Huế, ông sinh ra và lớn lên tại một gia đình có truyền thống giàu lòng yêu nước chống giắc ngoại xâm.
  • Các tác phẩm thơ tiêu biểu của ông có Đất ngoại ô, Mặt đường khát vọng… Thơ của Nguyễn Khoa Điềm đậm đà, bình dị, hồn nhiên, giàu chất suy tư, cảm xúc dồn nén, thể hiện tâm tư của người thanh niên trí thức tham gia tích cực vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước.

2. Tác phẩm

  • Tác phẩm Trường ca Mặt đường khát vọng được Nguyễn Khoa Điềm sáng tác năm 1971. Đất Nước là chương thứ V trong trường ca.
  • Đoạn thơ chính là sự thức tỉnh của thế hệ trẻ ở các thành thị miền Nam, và rộng ra, sự tự nhận thức của tuổi trẻ Việt Nam trong những năm chiến tranh này là đi đến sự lựa chọn quyết định: đứng về phía nhân dân, Tổ quốc, chia sẻ vận mệnh và trách nhiệm với dân tộc trong cuộc đấu tranh thiêng liêng để giải phóng và bảo vệ đất nước. Đất Nước cô đọng kết quả nhận thức của tác giả và cũng là của thế hệ trẻ Việt Nam về đất nước – một nhận thức có thể làm điểm tựa để họ xác định vai trò, vị trí của mình trong cuộc đấu tranh vĩ đại của dân tộc.

3. Bố cục

  • Chia văn bản thành 2 phần:
    • Phần 1: gồm 42 câu thơ đầu: đoạn này nói về vẻ đẹp của đất nước được tác giả so sánh và đánh giá trên nhiều phương diện nghệ thuật.
    • Phần 2: 47 câu thơ cuối: tư tưởng của nhân dân, đất nước là của nhân dân.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Kiến thức thú vị

Câu 1 (Trang 122 SGK) Đoạn trích thể hiện sự cảm nhận và lí giải của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước. Hãy chia bố cục, nội dung trữ tình từng phần và tìm hiểu trình tự triển khai mạch suy nghĩ và cảm xúc của tác giả

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2 (Trang 122 SGK) Trong phần đầu của đoạn trích (từ đầu đến “làm nên Đất nước muôn đời”), tác giả đã cảm nhận về đất nước trên những phương diện nào? Cách cảm nhận của tác giả có gì khác với các nhà thơ cùng viết về đề tài này.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3 (Trang 122 SGK) Phần sau của đoạn trích (từ “Những người vợ nhớ chồng” đến hết) tác giả tập trung làm nổi bật tư tưởng: Đất Nước của nhân dân”. Tư tưởng ấy đã đưa đến những phát hiện sâu và mới của tác giả về địa lí, lịch sử, văn hóa… của đất nước ta như thế nào? Vì sao có thể nói tư tưởng ấy nổi bật trong đoạn trích và nhiều bài thơ thời chống Mĩ?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4 (Trang 122 SGK) Hãy nói những ví dụ cụ thể về cách sử dụng chất liệu văn hóa dân gian của tác giả. Từ đó tìm hiểu những đóng góp riêng của nhà thơ về nghệ thuật biểu đạt. Vì sao có thể nói chất liệu văn hóa dân gian ở đoạn trích này gợi nên ấn tượng vừa quen thuộc vừa mới lạ?

=> Xem hướng dẫn giải

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1:Trình bày những nội dung chính trong bài Đất nước ( Nguyễn Khoa Điềm). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 12 tập 1

=> Xem hướng dẫn giải

Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Đất Nước (Trích Trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm

=> Xem hướng dẫn giải

=> Trắc nghiệm ngữ văn 12: bài Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm)


Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội