Soạn VNEN GDCD 7 bài 1: Tự tin và tự trọng
Soạn VNEN GDCD 7 bài 1: Tự tin và tự trọng - Sách VNEN GDCD lớp 7 trang 3. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
A. Hoạt động khởi động
Tìm hiểu điểm mạnh của tôi
- Mỗi người viết vào tờ giấy ít nhất một điểm mạnh của mình.
- Hãy quan sát bạn và mình khi chia sẻ về điểm mạnh để xem biểu hiện hành vi và thái độ của tự tin như thế nào?
B. Hoạt động hình thành kiến thức
I. Tự tin
1. Tìm hiểu thế nào là tự tin
- Hãy đọc đoạn viết sau và nêu suy nghĩ của em về tự tin?
- Theo em, tại sao "tự tin không có nghĩa là tin tưởng bản thân một cách mù quáng"?
2. Biểu hiện của tự tin và chưa tự tin
Trong các biểu hiện dưới đây, biểu hiện nào thể hiện sự tự tin và biểu hiện nào chưa thể hiện sự tự tin?
- Nói to, dõng dạc
- Mắt nhìn thẳng vào người nói chuyện
- Mắt luôn nhìn xuống đất khi giao tiếp
- Miệng luôn tươi cười với mọi người
- Lảng tránh cái nhìn của mọi người
- Giơ tay thẳng khi muốn phát biểu ý kiến
- Nói lí nhí
- Lắng nghe ý kiến của mọi người và có phản hồi
- Tay làm những động tác thừa khi tiếp xúc với ai đó
3. Tìm hiểu ý nghĩa của tự tin
Theo em, tự tin sẽ mang lại cho chúng ta điều gì? Bằng kinh nghiệm bản thân cũng như các tấm gương của những người xung quanh về tự tin, em hãy rút ra ý nghĩa của tự tin
4. Tìm hiểu làm thế nào để có được sự tự tin
- Chủ động, tự giác trong học tập.
- Tham gia các hoạt động của tập thể.
- Cải thiện, xóa bỏ tính rụt rè, tự ti, dựa dẫm, ba phải.
II. Tự trọng
1. Tìm hiểu về tự trọng
Hãy tìm những ý cơ bản khi nói về tự trọng và ý nghĩa của tự trọng trong đoạn văn sau. Viết ra giấy hoặc gạch chân dưới những ý đó.
2. Tìm hiểu những biểu hiện của lòng tự trọng
Theo em, các biểu hiện sau đây có là biểu hiện của lòng tự trọng không? Giải thích vì sao và lấy ví dụ thực tiễn minh họa
- Tự tin về điểm mạnh và biết cả điểm yếu của mình
- Hoàn thành nhiệm vụ được giao
- Luôn đúng hẹn, đúng giờ
- Không đòi hỏi quá mức só với cống hiên của mình
- Không nhận những gì không thuộc về mình
- Chỉ làm những gì trong phạm vi năng lực của mình
- Luôn tự giác thực hiện mọi trách nhiệm
- Biết từ chối những gì mình không thể
- Biết tuân thủ và chấp hành các quy định
- Luôn phấn đấu hoàn thiện bản thân
3. Tìm hiểu mối quan hệ giữa tự tin và tự trọng
- Em có đồng ý với nhận định trên không và hãy nêu ý kiến của mình về mối quan hệ giữa tự tin, tự trọng và tự nhận thức? Lấy ví dụ minh họa về mối quan hệ đó?
- Theo em, cần làm gì để mình hiểu về bản thân mình hơn?
C. Hoạt động luyện tập
1. Giới thiệu về bản thân
Mỗi người giới thiệu về bản thân mình trước cả lớp, những điểm mạnh cũng như những điểm cần hoàn thiện, sở thích và những thứ không thích trong vòng 3 phút
2. Kiểm tra sự tự tin của bản thân
Trong tình huống dưới đây, em chọn loại để kiếm tra nào trong 3 đề kiểm tra và giải thích vì sao chọn đề đó?
Vào giờ kiểm tra 15 phút, giáo viên đưa ra 3 loại đề khác nhau rồi nói:
Đề thứ nhất gồm những câu hỏi vừa dễ vừa khó, nếu làm hết các em sẽ được 10 điểm. Đề thí hai có số điểm cao nhất là 8 với những câu hỏi tương đối dễ. Đề thứ ba có số điểm tối đa là 6 với những câu hỏi rất dễ. Các em được quyền chọn đề cho mình.
3. Tìm hiểu tấm gương về lòng tự trọng
- Theo em, những hành động nào của cậu bé bán vé số trong câu chuyện trên thể hiện lòng tự trọng? Hãy viết ra giấy những từ/ cụm từ chỉ các hành vi đó
- Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì? Hãy trao đổi với bạn suy nghĩ của mình
- Theo em, tại sao nhân vật "tôi" trong câu chuyện trên lại tự nhận xét là mình không đủ lòng tự trọng khi đối diện với cậu bé? Bài học kinh nghiệm cho nhân vật "tôi" là gì?
4. Xây dựng kịch bản và đóng vai về lòng tự trọng
5. Lựa chọn những hành vi thể hiện lòng tự trọng
Trong những hành vi sau đây, hành vi nào thể hiện lòng tự trọng, hành vi nào không thể hiện lòng tự trọng? Tại sao?
- Tự cao, tự đại
- Khiêm tốn, nhã nhặn
- Trung thực
- Tuân thủ pháp luật, quy định
- Nói đi đôi với làm
- Xem thường ý kiến của người khác
- Nhặt được của rơi đem trả lại người mất
- Luôn trông chờ vào sự hỗ trợ, giúp đỡ của người khác
- Tự lực làm bài thi
- Nhờ bạn "giúp đỡ" trong giờ kiểm tra
- Biết nhận lỗi khi phạm sai lầm và quyết tâm sửa lỗi
- Xin từ chức vì không hoàn thành nhiệm vụ
- Nói chuyện riêng trong giờ học.
D. Hoạt động vận dụng
1. Xây dựng kế hoạch hoàn thiện bản thân
Hãy xây dựng kế hoạch phát huy 2 điểm mạnh, khắc phục 2 điểm yếu của bản thân mà em muốn thay đổi nhất
2. Sưu tầm
Hãy sưu tầm các tình huống thể hiện lòng tự trọng của những người sống xung quanh hoặc những câu chuyện mà em đã đọc được. Những tấm gương đó để lại cho em cảm xúc gì và ảnh hưởng như thế nào đến suy nghĩ và hành vi của em.
3. Viết nhật kí
Viết nhật kí về những việc làm, hành vi thể hiện lòng tự trọng và sự tự tin của bản thân mỗi ngày
Xem thêm bài viết khác
- Hãy đọc đoạn viết sau và nêu suy nghĩ của em về tự tin? Theo em, tại sao "tự tin không có nghĩa là tin tưởng bản thân một cách mù quáng"?
- Soạn VNEN GDCD 7 bài 7: Xây dựng gia đình văn hóa
- Em hãy đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình với người thân hoặc bạn bè về câu nói dưới đây. Câu nói đó giúp em có hành động gì trong thực tiễn?
- Hãy nêu một số hành vi đúng Hiến pháp, pháp luật và vi phậm Hiến pháp, pháp luật vào bảng sau :
- Hãy tìm những hành động thể hiện sự tôn trọng tài sản người khác và những hành động thể hiện sự tôn trọng, bảo vệ tài sản của nhà nước
- Xây dựng thông điệp về tình yêu thương con người
- Lập một bảng kế hoạch của em trong tuần tới theo mẫu sau:
- Gia đình em có đạt "gia đình văn hóa" không? Nếu đạt em hãy cho biết mỗi thành viên trong gia đình đã làm những gì
- Hãy viết về những người trong gia đình em, những người sống xung quanh em,...
- Thảo luận để hoàn thành bảng sau: Biểu hiện lành mạnh trong sinh hoạt gia đình và biểu hiện thiếu lành mạnh trong sinh hoạt gia đình
- Hãy lên kế hoạch để cùng với các bạn đến thăm một gia đình văn hóa tại địa phương và cùng nhau viết một bài phóng sự về gia đình ấy
- Em sẽ phản ứng như thế nào trước những lời khen sau đây dành cho em: