Ôn tập kiến thức tiếng Việt trong ngữ văn 9 kì 2
53 lượt xem
Hiện tại đang là thời gian chuẩn bị bước vào kì thi học kì. Bài Đề cương ôn tập tiếng Việt Ngữ Văn 9 học kì II sẽ tổng kết hết kiến thức đã học từ đầu học kì đến giờ. Thông qua bài học này, các em cần nắm được tổng quan kiến thức chúng mình đã học. Từ đó nắm vững kiến thức để ôn luyện làm bài thi thật tốt.
1. Khởi ngữ
- Khái niệm: Thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu
- Trước khởi ngữ, thường có thêm các quan hệ từ: Về, đối, với
=> Xem thêm
2. Các thành phần biệt lập
2.1. Khái niệm: là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc được nói đến trong câu.
2.2. Các thành phần biệt lập
- Thành phần tình thái: thể hiện cách nhìn của người nói với sự việc được nói đến ở trong câu
- Thành phần cảm thán: Bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận...)
=> Xem thêm
- Thành phần gọi - đáp: Được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp
- Thành phần phụ chú:
- Khái niệm: Bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu
- Dấu hiệu: thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm.
=> Xem thêm
3. Liên kết câu và liên kết đoạn văn
Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.
3.1. Về nội dung (liên kết đoạn)
- Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn (liên kết chủ đề)
- Các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí (liên kết lo-gic)
3.2. Về hình thức (liên kết câu): các biện pháp chính:
- Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu đứng trước (phép lặp từ ngữ)
- Sử dụng ở câu đứng sau các từ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước (phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng)
- Sử dụng ở câu đứng trước các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu đứng trước (phép thế)
- Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước (phép nối)
=> Xem thêm
4. Nghĩa tường minh và hàm ý
- Khái niệm:
- Nghĩa tường minh: là phần thông báo được diễn tả trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
- Hàm ý: phần thông báo tuy không được diễn tả trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
=> Xem thêm
- Điều kiện sử dụng hàm ý
- Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói
- Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý
=> Xem thêm
Xem thêm bài viết khác
- Những điều ước nguyện chân thành và tha thiết của nhà thơ Thanh Hải trong bài Mùa xuân nho nhỏ
- Câu 2 trang 73 sgk Ngữ văn 9 tập 2
- Nội dung chính bài: Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông- Ten
- Từ vở kịch, hãy cảm nhận của em về mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể trong cuộc sống ngày nay
- Phân tích ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò trong bài Con cò của Chế Lan Viên
- Câu 1: Từ “hành trang” trong văn bản của Vũ Khoan có nghĩa là gì?
- Suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình mẹ trong cuộc sống mỗi người
- Viết văn bản cho cuộc họp dựa vào tình tiết
- Tinh thần lạc quan bất chấp mọi gian khổ của Rô-bin-xơn được thể hiện như thế nào qua các bức chân dung tự hoạ và qua giọng kể của nhân vật?
- Từ phần chú thích và đoạn trích này em hiểu mâu thuẫn cơ bản mà vở kịch Tôi và chúng ta thể hiện là gì?
- Đặt mình là nhân vật người con trong bài thơ Nói với con của Y Phương