Thảo luận ở lớp: Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng ông và Sùng bà còn làm điều gì tàn ác?
5 lượt xem
Câu 7: trang 120 sgk Ngữ Văn 7 tập 2
Thảo luận ở lớp: Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng ông và Sùng bà còn làm điều gì tàn ác? Theo em, xung đột kịch chính trong đoạn trích này thể hiện cao nhất ở chỗ nào? VÌ sao?
Bài làm:
- Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng ông và Sùng bà đã gọi Mãng ông sang để hạ nhục bằng những câu nói mỉa mai "Ông Mãng ơi, ông sang mà ăn cữ cháu!", "Ông vẫn khoe con ông nữ tắc nữ công nhỉ?", "Đang nửa đêm nó cầm dao giết chồng đây này!" rồi liên tục chửi và đuổi hai cha con ra khỏi nhà "Đấy, con ông đấy, ông đem về mà dạy bào", "...bớt cái mồm mà khoe khoang...","Về đi!". Đặc biệt, Sùng ông còn cự tuyệt quan hệ thông gia với Mãng ông bằng cái dúi ngã Mãng ông rồi quay đầu bỏ vào nhà.
- Xung đột kịch được đẩy lên đến đỉnh điểm qua hình ảnh Thị Kính chạy lại đỡ cha rồi Hai cha con ôm nhau than khóc. Hình ảnh nức nở, bất lực của hai cha con Thị Kính trước những lời nói nhục mạ, những hành động không tôn trọng của Sùng ông, Sùng bà chính là số phận của những người dân lao động nghèo thấp cổ bé họng, bị áp bức trong xã hội phong kiến xưa trước tầng lớp thống trị tàn nhẫn, độc ác.
Xem thêm bài viết khác
- Ngoài ra lại còn tái bút với lời quả quyết của nhân chứng thứ hai. Vậy giá trị của lời tái bút này là gì? Có điều gì thú vị trọng sự phối hợp giữa lời kết với lời tái bút?
- Hãy cho biết trong câu nào cụm từ mùa xuân làm trạng ngữ, nó có vai trò gì và ở những câu còn lại, cụm từ mùa xuân đóng vai trò gì
- Nội dung chính bài Ca Huế trên sông Hương
- Hãy tìm hiểu bố cục của bài văn
- Soạn văn 7 tập 2 bài Luyện tập lập luận giải thích
- Trong đoạn văn, tác giả đã dùng những phép lập luận nào để người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác?
- Soạn văn 7 tập 2 bài Sống chết mặc bay
- Nêu rõ công dụng của dấu chấm phẩy trong mỗi câu dưới đây
- Đề thi giữa học kì 2 lớp 7 môn Ngữ văn - Số 1
- Đọc kĩ tóm tắt nội dung vở chèo Quan Âm Thị Kính
- Vì sao trong các câu văn dưới đây, ta không nên hoặc không thể lược bỏ trạng ngữ
- Em hãy giải thích câu tục ngữ sau: Một cây làm chẳng nên non/ Ba câu chụm lại nên hòn núi cao