Theo em, khi bón quá nhiều phân hóa học sẽ gây ra những hậu quả gì cho môi trường và con người?

88 lượt xem

C. Hoạt động luyện tập

Thảo luận với các bạn trong nhóm để giải quyết tình huống

  • Tình huống 1: Trong đợt tập huấn về phương pháp sử dụng phân bón hóa học, bác An được cán bộ hướng dẫn cho biết phải bón đúng liều lượng, đúng cách thì cây mới sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao. Nếu bón phân không đúng sẽ làm giảm năng suất, chất lượng cây trồng, lãng phí phân bón, gây ra ô nhiễm môi trường, gây bệnh cho con người. Theo em, khi bón quá nhiều phân hóa học sẽ gây ra những hậu quả gì cho môi trường và con người?
  • Tình huống 2: Tại sao khi sử dụng phân chuồng, phân bắc cần phải ủ phân cho hoai mục rồi mới đem bón cho cây?
  • Tình huống 3: Khi về quê vào dịp hè, bạn Nam thường thấy nhiều người dân đốt rơm, rạ trên đồng gây khói bụi, ngột ngạt khó thở cho mọi người. Nếu là Nam, em có thể khuyên người dân sử dụng rơm rạ như thế nào cho vừa có ích vừa không gây ô nhiễm môi trường? Hãy giải thích

Bài làm:

Tình huống 1: Việc sử dụng quá liều các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật khiến các chất độc hại tồn dư trong thực phẩm, trong nước, gây nên các bệnh đường hô hấp, da, bệnh phụ nữ và ung thư, ảnh hưởng đến tuổi thọ và chất lượng dân số. Đối với kinh tế, điều này làm tăng chi phí sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của nông dân, giảm năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam khi các lô hàng xuất khẩu bị trả về. Còn với môi trường, làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm, đặc biệt là môi trường đất ngày càng ô nhiễm nặng do chất hóa học...

Tình huống 2: Trong phân chuồng tươi còn có nhiều hạt cỏ dại, nhiều ấu trùng, nhiều bào tử ngủ nghỉ của nấm, xạ khuẩn, vi khuẩn. Hơn nữa còn có nhiều tuyến trùng gây bệnh. Do đó, chúng ta cần phải ủ hoai phần chuồng để tiêu diệt hạt cỏ dại và mầm mống côn trùng, bệnh cây. Vừa thúc đẩy quá trình phân hủy chất hữu cơ. Đẩy nhanh quá trình khoáng hóa để khi bón vào đất phân hữu cơ. Có thể nhanh chóng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Hơn nữa việc sử dụng phân chuồng trong trồng trọt còn giúp cải thiện tài nguyên đất.

Tình huống 3: Thông thường, người dân sau khi thu hoạch sẽ đốt rơm rạ để lấy tro bón ruộng. Tuy nhiên, với cách này sẽ làm cho môi trường càng ô nhiễm. Do đó, nếu em là Nam, em sẽ thuyết phục mọi người không nên đốt rơm rạ, thay vào đó mọi người nên ủ rơm rạ để nó phân hủy thành phân hữu cơ, nhiều chất dinh dưỡng để bón cho ruộng và cây trồng, vừa đảm bảo môi trường trong lành, không bị ô nhiễm.

Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội