Hiện nay, ở các địa phương trong cả nước có nhiều loại vật nuôi được coi là vật nuôi đặc sản...
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Hiện nay, ở các địa phương trong cả nước có nhiều loại vật nuôi được coi là vật nuôi đặc sản. Em hãy tìm hiểu thêm về các vật nuôi đặc sản ở nước ta bằng cách đọc tài liệu hoặc tra cứu trên mạng internet với từ khoá “Vật nuôi đặc sản”. Ghi lại những thông tin thu thập được để chia sẻ với các bạn và báo cáo với thầy cô.
Bài làm:
Ngành chăn nuôi của nước ta tồn tại và phát triển từ xa xưa tới nay. Mặc dù, hiện nay nước ta đã có thêm nhiều giống vật nuôi mới được lai tạo hoặc nhập về; tuy nhiên những giống nuôi nội địa vẫn được xem là con đặc sản và được đánh giá cao:
- Gà Đông Tảo: Nguồn gốc của gà Đông Tảo thuộc xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Gà to con, dáng hình bệ vệ, thân hình to, da đỏ, đầu oai vệ, cặp chân sù sì. Cặp chân gà trống to và bao quanh chân ở phía trước là một lớp vảy da sắp xếp không theo hàng, phần còn lại (3/4 diện tích) da sùi giống bề mặt trái dâu tằm ăn, bốn ngón chân xòe ra, chia ngón rõ nét, bàn chân dày, cân đối nên gà bước đi vững chắc. Gà Đông Tảo càng già càng quý, thịt có mùi vị thơm ngon đặc trưng không lẫn với bất kỳ loại gà nào. Gà Đông Tảo có thể xem là đặc sản bản địa đứng đầu ở Việt Nam.
- Gà H’Mông Gà H’Mông hay còn gọi là gà Mông, gà Mông đen hay gà Mèo là một giống gà nội địa của Việt Nam có nguồn gốc ở miền núi phía Bắc, được dân tộc H’Mông nuôi thả quảng canh. Gà H’Mông là giống quý hiếm, có đặc điểm là thịt đen, xương đen, hàm lượng mỡ trong thịt ít, thịt chắc và thơm ngon vào bậc nhất trong các giống gà ở Việt Nam hiện nay. Và là con đặc sản của vùng Tây Bắc.
- Gà Hồ Gà Hồ là một giống gà quý ở Việt Nam, nuôi sống chủ yếu ở làng Lạc Thổ, thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Đây là một trong những linh vật của Việt Nam. Giống gà này tương truyền có lịch sử hơn 600 năm, từng được chọn làm sản vật tiến vua. Gà trống có dáng to, dài, trọng lượng lên đến 6 - 7 kg. Gà mái thường có 3 màu lông: đất thó (trắng, xanh), vỏ quả nhãn chín và màu sẻ (giống lông chim sẻ); trọng lượng 4 - 5 kg.
- Cừu Phan Rang Là giống cừu có nguồn gốc Phan Rang, Ninh Thuận, có thể coi là giống cừu duy nhất ở Việt Nam hiện nay. Giống cừu này được hình thành hơn 100 năm, trải qua những điều kiện khí hậu nắng nóng gần như quanh năm, dưới sự tác động của chọn lọc tự nhiên và nhân tạo, giống cừu Phan Rang đã thích nghi cao với điều kiện sinh thái của Ninh Thuận. Lông cừu có giá trị thẩm mỹ cao, được dùng làm khăn choàng cổ, áo lạnh, chăn…, chủ yếu được xuất khẩu sang các nước châu Âu.
- Mật ong Cát Bà: Là thương hiệu nổi tiếng của sản phẩm mật ong “nội” ở huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Mật ong Cát Bà có màu vàng đậm, đặc sánh, vị thơm, có giá trị dinh dưỡng cao; được Bộ Khoa học và Công nghệ chứng nhận thương hiệu từ năm 2008, là sản phẩm đặc trưng của huyện đảo được gắn nhãn hiệu chứng nhận Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Quần đảo Cát Bà do Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ.
Xem thêm bài viết khác
- Đánh dấu X vào ô trống trước những câu trả lời không đúng:
- Thời vụ nào trồng cây thì hợp ở các miền của nước ta? Vì sao?
- Công nghệ VNEN 7 bài 4 - Hoạt động luyện tập và vận dụng Giải Công nghệ VNEN 7 bài 4
- Hoàn thành phiếu học tập theo mẫu:
- Thảo luận với các bạn trong nhóm về các hậu quả có thể gặp phải do ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp
- Tìm hiểu các tài liệu trong thư viện hoặc trên mạng internet để viết bài về hậu quả của việc suy giảm diện tích rừng.
- Công nghệ VNEN 7 bài 2: Vai trò, đặc điểm, các yếu tố ảnh hưởng và các phương thức trồng trọt
- Nông nghiệp đem lại những lợi ích gì cho con người và xã hội? Theo em, làm thế nào để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp?
- Quan sát hình 4, liên hệ với nội dung vừa đọc, thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Liên hệ thực tế trả lời câu hỏi:
- Công nghệ VNEN 7 bài 8: Bảo vệ và khai thác rừng
- Nối tên phương pháp sản xuất với nhóm thức ăn cho phù hợp: