Theo em, những hành động, lời nói nào của Tô Hiến Thành trong câu chuyện dưới đây thể hiện sự chí công vô tư ? Hãy viết ra giấy hoặc gạch chân những câu, cụm từ chỉ điều đó.
C. Hoạt động luyện tập
1. Tìm hiểu tấm gương về chí công vô tư
Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi: (Sgk trang 7)
- Theo em, những hành động, lời nói nào của Tô Hiến Thành trong câu chuyện dưới đây thể hiện sự chí công vô tư ? Hãy viết ra giấy hoặc gạch chân những câu, cụm từ chỉ điều đó.
- Câu chuyện này gợi cho em suy nghĩ gì? Hãy trao đổi với bạn bên cạnh suy nghi của mình
- Kể cho các bạn cùng nghe tấm gương về chí công vô tư mà em biết trong lịch sử hoặc trong cuộc sống hằng ngày.
Bài làm:
Những hành động, lời nói của Tô Hiến Thành thể hiện sự chí công vô tư trong câu chuyện là:
- Ta là đại thần, nhận mệnh Tiên tổ lo giúp vua còn bé. Nay lại ăn của đút ma làm chuyện phế lập thì còn mặt mũi nào trông thấy Tiên đế ở dưới suối vàng
- Thái hậu gọi ông vào dỗ dành, thuyết phục nhưng Tô Hiến Thành kiên quyết không nghe.
- Làm việc bất nghĩa mà được giàu sang, kẻ trung thần nghĩa sĩ há chịu
- Nếu thái hậu hỏi người lo việc đại sự quốc gia, thần xin cử Trần Trung Tá....
Qua câu chuyện này giúp em thấy được Tô Hiến Thành là một vị quan tốt. Ông được vua tin tưởng bởi ông là vị quan biết lo cho hậu vận đất nước, biết đặt việc chung lên trên hết, không màng danh lợi cho bản thân. Đó là điều đáng quý của một vị đại thần.
Kể về tấm gương chí công vô tư:
Khi Tấn Bình Công lên ngôi vua, thấy huyện Nam Dương còn chưa có huyện lệnh mới hỏi đại phu Kỳ Hoàng Dương ai có thể đảm nhiệm chức vụ này, khi nghe Kỳ Hoàng Dương tiến cử Giải Hồ, Tấn Bình Công ngạc nhiên hỏi lại"Giải Hồ chẳng phải có tư thù với ông ư ? Làm sao ông lại tiến cử ông ta ?". Kỳ Hoàng Dương đáp: "Hoàng thượng chỉ hỏi ai là người xứng đáng giữ chức huyện lệnh, chứ có hỏi ai là người có tư thù với hạ thần đâu".
Tấn Bình Công không biết nói sao liền cử Giải Hồ đi nhậm chức. Sau khi đến Nam Dương, Giải Hồ đã làm nhiều việc tốt cho dân, khiến huyện Nam Dương trở nên khá nổi bật.
Về sau, Tấn Bình Công lại yêu cầu Kỳ Hoàng Dương đề cử một viên Trung Quân Úy, là một chức vụ quan trọng trong quân đội. Kỳ Hoàng Dương nói Kỳ Ngọ là người xứng đáng gánh vác trọng trách này. Tấn bình Công vội hỏi lại: "Kỳ Ngọ là con trai ông, ông tự đề cử con mình chẳng lẽ không sợ thiên hạ dị nghị sao?". Kỳ Hoàng Dương đáp: "Hoàng thượng chỉ yêu cầu hạ thần đề cử một viên Trung Quân Úy thôi, chứ có hỏi người đó có phải là con trai của hạ thần đâu".
Tấn Bình Công cũng chuẩn y Kỳ Ngọ nhậm chức Trung Quân Úy, còn Kỳ Ngọ cũng không phụ lòng mong mỏi của cha, làm việc rất xuất sắc.
Khi Khổng Tử nghe xong hai sự việc này liền khen rằng : "Tuyệt lắm, Kỳ Hoàng Dương đề cử nhân tài, đối ngoại thì không bài xích người có tư thù với mình, đối nội thì không nề hà người đó là con trai mình, việc làm này quả là chí công vô tư".
Xem thêm bài viết khác
- Em đồng ý với quan niệm của bạn nào? Giải thích vì sao? Theo em, thế nào là người có phẩm chất chí công vô tư?
- Soạn GDCD VNEN 9 bài 9: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của nhân dân
- Lựa chọn những hình ảnh cho sẵn bên dưới ghép vào bảng theo chủ đề:
- Em sẽ làm gì cho cuộc sống tương lai? Vì sao?
- Những suy nghĩ, hành động nào trong câu chuyện thể hiện Bác Hồ là người sống có đạo đức, chấp hành kỉ luật và tuân theo pháp luật?
- Trong các quyền dưới đây của công dân, quyền nào thể hiện sự tham gia của công dân vào quản lí nhà nước và quản lí xã hội?
- Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
- Từ kết quả thảo luận trên, em hãy chia sẻ quan điểm của mình về trách nhiệm, nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc của công dân.
- Luân phiên phụng dưỡng mẹ có phải là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ không? Vì sao?
- Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân - Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi
- Soạn GDCD VNEN 9 bài 5: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- Bạn Lan thắc mắc: Quyền và nghĩa vụ trong hôn nhân và gia đình được quy định trong hiến pháp và cụ thể hoá trong luật hôn nhân và gia đình...