Thử thay các từ đồng nghĩa với quả và trái, bỏ mạng và hi sinh trong các ví dụ ở mục 3c, 3d Hoạt động hình thành kiến thức và rút ra nhận xét.
55 lượt xem
2. Em hãy trao đổi với bạn để thực hiện các yêu cầu sau:
a. Thử thay các từ đồng nghĩa với quả và trái, bỏ mạng và hi sinh trong các ví dụ ở mục 3c, 3d Hoạt động hình thành kiến thức và rút ra nhận xét.
b. Trong các cặp câu sau, câu nào có thể dùng hai từ đồng nghĩa thay thế nhau, câu nào chỉ sử dụng một trong hai từ đồng nghĩa đó?
(1) nuôi dưỡng / phụng dưỡng
- Con cái có trách nhiệm ........... bố mẹ già.
- Bố mẹ có trách nhiệm ........... con cái cho đến lúc con cái trưởng thành.
(2) đối xử / đối đãi
- Nó ........... tử tế với mọi người xung quanh nên ai cũng mến nó.
- Mọi người đều bất bình trước thái độ ........... của nó đối với trẻ em.
(3) trọng đại, to lớn
- Cuộc Cách mạng tháng Tám có ý nghĩa ......... đối với toàn dân tộc.
- Ông ta thân hình ........... như hộ pháp.
Bài làm:
a. Nhận xét:
- Từ quả và trái có thể thay thế vị trí cho nhau mà không làm mất đi ý nghĩa của câu.
- Từ bỏ mạng và hi sinh không thể hoán đổi vị trí cho nhau bởi nó sẽ làm mất đi ý nghĩa của câu.
- Như vậy ta thấy được không phải từ đồng nhĩa nào cũng có thể thay thế cho nhau.
b.
- Con cái có trách nhiệm phụng dưỡng bố mẹ già.
- Bố mẹ có trách nhiệm nuôi dưỡng con cái cho đến lúc con cái trưởng thành
- Nó đối đãi tử tế với mọi người xung quanh nên ai cũng mến nó.
- Mọi người đều bất bình trước thái độ đối xử của nó đối với trẻ em.
- Cuộc Cách mạng tháng Tám có ý nghĩa trọng đại đối với toàn dân tộc.
- Ông ta thân hình to lớn như hộ pháp.
Xem thêm bài viết khác
- Bài thơ bánh trôi nước có những điểm nào giống với những cáu hát than thân trong ca dao?
- Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Em hãy nhận xét cảnh trăng ở mỗi bài có nét đẹp riêng như thế nào?
- Đọc hai đoạn đầu của văn bản và trả lời câu hỏi : Nhà văn gợi dẫn về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết nào?
- Dựa vào chú thích, giải thích vì sao bài thơ Nam quốc sơn hà từng được gọi là “bài thơ thần”
- Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào bắt buộc phải có quan hệ từ, trường hợp nào không bắt buộc phải có?
- Cách dùng các cụm từ " mùa xuân của tôi- mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội", " cái mùa xuân thần thánh của tôi" trong Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng) thể hiện rõ nhất cảm xúc gì của nhà văn?
- Đọc hai câu đầu của bài thơ và thực hiện các yêu cầu sau:
- Về ý nghĩa của bài thơ, có ý kiến cho rằng : bài thơ là tình cảm bà cháu đằm thắm, sâu nặng. Nhưng cũng có ý kiến nhấn mạnh: bài thơ là sự hòa điệu giữa tình cảm gia đình, tình bà cháu và tình quê hương, đất nước. Em tán thành vs ý kiến nào
- Cách biểu ý, biểu cảm ở 2 bài thơ Phò giá về kinh và Nam quốc sơn hà có gì giống và khác nhau
- Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai ? Đánh dấu x vào ô phù hợp .
- Thử thay các từ đồng nghĩa với quả và trái, bỏ mạng và hi sinh trong các ví dụ ở mục 3c, 3d Hoạt động hình thành kiến thức và rút ra nhận xét.
- Lập dàn ý cho đề bài: Loài cây em yêu