Cách nói " chúng mày ... chuốc lấy bại vọng " ( thủ bại ) có gì khác với cách nói " chúng mày sẽ bị đánh bại " ? Tác giả bài thơ muốn thể hiện điều gì qua cách nói đó ?
d) Tìm hiểu tiếp những nội dung sau, rồi trình bày bằng miệng với các bạn trong lớp
Việc dùng chữ " đế " mà không dùng chữ " Vương " ở câu thơ thứ nhất của bài thơ cho thấy điều gì trong ý thức về dân tộc của người Việt Nam ngay từ thế kỉ XI
- Cách nói " chúng mày ... chuốc lấy bại vọng " ( thủ bại ) có gì khác với cách nói " chúng mày sẽ bị đánh bại " ? Tác giả bài thơ muốn thể hiện điều gì qua cách nói đó ?
- Nhận xét về giọng điệu của bài thơ qua các cụm từ:
+ " Tiệt nhiên " ( rõ ràng, dứt khoát như thế, không thể khác )
+ " Định phận tại thiên thư " ( định phận tại sách trời )
+ "Hành khan thủ bại hư " ( nhất định sẽ nhìn thấy việc chuộc lấy bại vọng )
- Bài thơ có đơn thuần chỉ là biểu ý ( bày tỏ ý kiến ) không ? Tại sao ? Nếu có biểu cảm ( bày tỏ cảm xúc ) thì sự biểu cảm thuộc trạng thái nào : lộ rõ hay ẩn kín?
Bài làm:
- Xuất phát từ thế giới quan coi Trung Hoa là trung tâm thiên hạ, vua các triều đại phong kiến nước này (kể từ Tần Thủy Hoàng) đều lên ngôi Hoàng đế để khẳng định ngôi vị độc tôn bá chủ thiên hạ của mình, với sứ mệnh cai trị các dân tộc ở bốn phương xung quanh được coi là “Man-Rợ-Di-Địch”. Từ đó dẫn đến sự phân biệt rạch ròi giữa “Đế” và “Vương”: “Đế” là Hoàng Đế Trung Hoa - thiên tử độc nhất trong thiên hạ; còn “Vương” là vua các nước chư hầu - tức bầy tôi của “Đế” và do Hoàng Đế Trung Hoa phong cho hay chấp nhận. Vì vậy, dùng chữ “đế” mà không dùng chữ “vương” ở câu tho thứ nhất trong bài thơ cho thấy thái độ ngang hàng trong ý thức về dân tộc của người Việt.
- Cách nói " chúng mày ... chuốc lấy bại vọng " ( thủ bại ) có sự khác biệt với cách nói " chúng mày sẽ bị đánh bại ", qua đó tác giả khẳng định cái kết dành cho những kẻ đi xâm lược sẽ luôn luôn phải nhận những thất bại. Điều đó khẳng định sức mạnh và tinh thần chiến đấu quật cường của nhân dân ta.
- Giọng điệu của bài thơ qua các cụm từ: " Tiệt nhiên”, " Định phận tại thiên thư”, "Hành khan thủ bại hư " là sự dõng dạc, đanh thép, hào hùng như âm vang của cả dân tộc, khiến quận giặc phải khiếp sợ tinh thần chiến đấu của quân dân thời Lí – Trần.
- Bài thơ được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, khẳng định chủ quyền lãnh thổ dân tộc. Bài thơ tuy thiên về biểu đạt ý kiến. Tuy nhiên, đằng sau tư tưởng độc lập chủ quyền trong tác giả ấy, là một cảm xúc lãnh liệt ẩn kín bên trong. Đó là lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tin tưởng vào chiến thắng của đất nước trước kẻ thù.
Xem thêm bài viết khác
- Đọc các ví dụ sau đây và trả lời câu hỏi:
- Sưu tầm một bài viết về những chiến công vẻ vang
- Từ “tôi” trỏ ai? Nhờ đâu em biết được điều đó? Chứng năng ngữ pháp của từ “tôi” trong các câu trên là gì?
- Soạn văn 7 VNEN bài 5: Sông núi nước Nam
- Trong truyện, tâm trạng của bé Thủy được miêu tả khi em ở nhà và khi em đến chào cô giáo cùng các bạn. Em thấy Thủy có những nét tâm trạng giống và khác nhau như thế nào giữa hai khung cảnh này?
- Theo em, vì sao khi xây dựng văn bản, cần phải quan tâm tới bố cục?
- Sưu tầm một số thành ngữ chưa được giới thiệu trong các bài đã học và giải nghĩa các thành ngữ ấy
- Soạn văn 7 VNEN bài 9: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
- Kể vắn tắt các truyện ngụ ngôn tương ứng để thấy rõ nguồn gốc của các thành ngữ sau:
- Soạn văn 7 VNEN bài 3: Những câu hát nghĩa tình
- Nghĩa của hai từ bỏ mạng và hi sinh trong hai câu dưới đây có chỗ nào giống nhau, chỗ nào khác nhau:
- Đọc câu thơ sau và cho biết câu thơ nói đến nội dung cảm xúc gì: Nguyệt thị cố hương mình