Soạn văn 7 VNEN bài 9: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

  • 1 Đánh giá

Soạn văn 7 VNEN bài 9: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh trang 58. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách soạn chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

A. Hoạt động khởi động

Đọc câu thơ sau và cho biết câu thơ nói đến nội dung cảm xúc gì:

Nguyệt thị cố hương mình

(Trăng là ánh sáng của quê nhà)

=> Xem hướng dẫn giải

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản sau: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

2. Tìm hiểu văn bản:

a. Bài thơ ( bản phiên âm) được viết theo thể thơ nào? Cảm xúc bao trùm của bài thơ là gì?

b. Em hãy đọc hai câu thơ đầu và cho biết:

(1) Cảnh đêm được gợi tả bằng hình ảnh nào?

(2) Hình ảnh đó đã được cảm nhận như thế nào?

c. Hãy đọc hai câu thơ cuối, dựa vào chú thích giới thiệu về Lí Bạch và cho biết:

  • Vì sao nhìn trăng nhà thơ lại nhớ đến quê hương ?
  • So sánh về mặt từ loại của các chữ tương ứng ở hai câu thơ cuối để bước đầu hiểu thế nào là phép đối. Nêu tác dụng của phép đối đó trong việc biểu hiện tình cảm quê hương của tác giả.

d. Có người cho rằng trong bài Tình dạ tứ, hai câu đầu thuần túy tả cảnh, hai câu cuối thuần thúy tả tình. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao? Từ đó rút ra kết luận về mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ này?

=> Xem hướng dẫn giải

3. Tìm hiểu về từ đồng nghĩa

a. Đọc lại bản dịch thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lí Bạch, dựa vào kiến thức đã học ở Tiểu học, hãy tìm những từ đồng nghĩa với mỗi từ: rọi, nhìn

=> Xem hướng dẫn giải

b. Từ nhìn trong bản dịch thơ Xa ngắm thác núi Lư có nghĩa là " đưa mắt về một hướng nào đó để thấy" . Ngoài nghĩa đó, từ trông còn có những nghĩa sau:

  • Để mắt tới, quan tâm tới
  • Xem xét để thấy vào biết được

Tìm các tương đồng nghĩa với mỗi nghĩa trên của từ nhìn

=> Xem hướng dẫn giải

c. So sánh nghĩa của từ "quả'' và từ ''trái'' trong hai ví dụ sau:

(1) Rủ nhau xuống bể mò cua,

Đem về nấu quả mơ chua trên rừng.

(Trần Tuấn Khải)

(2) Chim xanh ăn trái xoài xanh,

Ăn no tắm mát đậu cành cây đa.

(Ca dao)

=> Xem hướng dẫn giải

d. Nghĩa của hai từ bỏ mạng và hi sinh trong hai câu dưới đây có chỗ nào giống nhau, chỗ nào khác nhau:

(1) Công chúa Ha-ba-na đã hi sinh anh dũng, thanh kiếm vẫn cầm tay.

(Truyện cổ Cu-ba)

(2) Trước sức tấn công như vũ bão và tinh thần chiến đấu dũng cảm tuyệt vời của nghĩa quân Tây Sơn, hàng vạn quân Thanh đã bỏ mạng.

=> Xem hướng dẫn giải

e. Từ đồng nghĩa có hai loại: từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ dồng nghĩa không hoàn toàn. Qua hai ví dụ trên, em hãy cho biết thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.

=> Xem hướng dẫn giải

4. Cách lập ý của bài văn biểu cảm

Đọc nội dung trong bảng sau và thực hiện nhiệm vụ nêu ở dưới:

Hãy cho biết các đoạn trích sau, tác giả đã sử dụng cách biểu cảm nào. Mỗi cách biểu cảm có tác dụng gì?

a. Đoạn 1:

Các em, các em rồi đây lớn lên, sẽ quen dần với sắt, thép và xi măng cốt sắt.
Nhưng, nứa, tre, sẽ còn mãi với các em, còn mãi với dân tộc Việt Nam, chia bùi sẻ ngọt của những ngày mai tươi hát, còn mãi với chúng ta, vui hạnh phúc, hoà bình.

Ngày mai, trên đất nước này, sắt, thép có thể nhiều hơn tre, nứa. Nhưng trên đường ta dấn bước, tre xanh vẫn là bóng mát. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình. Tre sẽ càng tươi những cổng chào thắng lợi. Những chiếc đu tre vẫn dướn lên bay bổng. Tiếng sáo diều tre cao vút mãi.
Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm. Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.

(Thép Mới, Cây tre Việt Nam)

b. Đoạn 2:

Trong các món đồ chơi, tôi say mê nhất là con gà đất: một chú trống đẹp mã, oai vệ với chiếckèn lá tơi cài vào ức để tạo ra tiếng gáy. Đến bây giờ tôi vẫn còn cảm nhận được niềm vui kì diệu ấy tái sinh trong tâm hồn, khi nhớ lại buổi sáng sớm, tôi mang con gà ra đứng trước thềm, ấp nó giữa lòng bàn tay, dồn hơi đầy ngực, ngửa mặt lên trời và gập người dần dần lúc hạ giọng, giống y như dáng điệu con gà lúc gáy. Còn gì vui hơn với một đứa bé, khi nó được hoá thân thành con gà trống để dõng dạc cất lên điệu nhạc sớm mai: "ó... ò... o"! Bao giờ tôi cũng thử rất lâu để chọn được một con gà đất có giọng trầm; biết cách bụm hai bàn tay để điều khiển giọng gáy thật sinh động, giống như người nghệ sĩ thổi kèn đồng.

Bây giờ tôi hiểu ra, những đồ chơi trẻ con thời ấy rất hấp dẫn bởi chính tính mong manh của chúng. Chiếc trống lùng tung bị thủng trong chốc lát, con ve bị đứt dây, con gà đất rồi cũng vỡ trên tay đứa bé. Vâng, thử tưởng tượng một quả bong bóng không bao giờ vỡ, không thể bay mất, nó cứ còn mãi như một vật lì lợm...

Ôi, nếu thế thì còn đâu là quả bong bóng bay? Đồ chơi trẻ con, đó là nỗi vui mừng khi có được trong tay, và còn là nỗi tiếc nuối khi bỗng dưng bị mất nó. Những con gà đất lần lượt vỡ dọc theo tuổi thơ mãi để lại trong tôi một nỗi gì sâu thẳm, giống như một linh hồn.

(Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường, Người ham chơi)

c. Đoạn 3:

Cô vừa đi vừa hỏi tôi:

- Bây giờ em đã giải được những bài toán khó, đã làm được những bài luận dài rồi đấy. Vậy em còn yêu mến cô giáo cũ của em nữa không?

Và khi xuống đến chân cầu thang, cô nói to với tôi:

- Đừng quên cô nhé!

Ôi! Cô giáo rất tốt của em, không, chẳng bao giờ, chẳng bao giờ em lại quên cô được! Sau này, khi em đã lớn, em vẫn sẽ nhớ đến cô, và em sẽ tìm gặp cô giữa một đám học trò nhỏ. Mỗi bận đi ngang qua một trường học và nghe tiếng một cô giáo giảng bài, em sẽ tưởng chừng như nghe tiếng nói của cô. Em sẽ nhớ lại hai năm ngồi trong lớp học của cô, ở đó, em đã học được bao nhiêu điều bổ ích; ở đó, em đã bao nhiêu lần nhìn thấy cô mệt nhọc và đau đớn, nhưng luôn luôn theo dõi lớp học, luôn luôn yêu thương mọi người. Cô đã thất vọng khi thấy một em bé cứ cầm sai cây bút khi viết mà không sao mà uốn nắn lại được; cô đã lo lắng cho chúng em đến biến sắc mặt khi các vị thanh tra vào lớp và hỏi bài chúng em; cô lấy làm sung sướng khi chúng em đạt được những kết quả xuất sắc. Lúc nào cô cũng có lòng tốt và dịu hiền như một người mẹ.

Không bao giờ, phải, không bao giờ em lại có thể quên cô được, cô giáo yêu quý của em!

( Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, Những tấm lòng cao cả)

d. Đoạn 4:

U tôi đã đi ngủ từ lâu. Nhưng tôi buông bút, nhìn ra bốn bên, chỗ nào cũng thấy bóng u. Cái bóng đen đủi, hoà lẫn với bóng tối, vẽ lên một khuôn mặt trăng trắng với đôi mắt nhỏ, lòng đen như nhuộm màu nâu đồng. Cái bóng mơ hồ yêu dấu ấy đứng bên cạnh lớp lớp những ngày tháng ngậm ngùi đói khổ, những năm này năm khác qua đi trong cơn thấp thỏm đợi chờ dài dặc mang ngấn nước mắt và tiếng thở dài. Người ta, nhiều lúc nhàn, quây quần bên cạnh người thân, nhưng không mấy khi lại tỉ mỉ vẩn vơ mà nhìn ngắm những người yêu mến của ta. Cho nên thỉnh thoảng tôi sực nhớ, tôi chợt nhìn u, tôi bỗng giật mình tôi ngờ ngợ như người ngồi trước mặt đây không phải là u tôi. Có đâu u tôi lại thế kia. Tóc đường ngôi của u tôi lốm đốm, rụng, chỉ còn lưa thưa. Lúc u tôi cười, nếp nhăn ở đuôi con mắt nheo lại, xếp lên nhau, đến khi hết cười cũng còn hằn những vết rạn khía quanh xuống hai bên gò má. Hàm răng trên của u tôi hểnh khuyết ba lỗ đã mấy năm nay. U tôi già đi từ bao giờ? U tôi đã già đi lúc nào? Tôi thực không hay.

(Theo Tô Hoài, Cỏ dại)

=> Xem hướng dẫn giải

C. Hoạt động luyện tập

1. Viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu nêu cảm nhận của em về tình cảm của Lí Bạch với quê hương

=> Xem hướng dẫn giải

2. Em hãy trao đổi với bạn để thực hiện các yêu cầu sau:

a. Thử thay các từ đồng nghĩa với quả và trái, bỏ mạng và hi sinh trong các ví dụ ở mục 3c, 3d Hoạt động hình thành kiến thức và rút ra nhận xét.

b. Trong các cặp câu sau, câu nào có thể dùng hai từ đồng nghĩa thay thế nhau, câu nào chỉ sử dụng một trong hai từ đồng nghĩa đó?

(1) nuôi dưỡng / phụng dưỡng

  • Con cái có trách nhiệm ........... bố mẹ già.
  • Bố mẹ có trách nhiệm ........... con cái cho đến lúc con cái trưởng thành.

(2) đối xử / đối đãi

  • Nó ........... tử tế với mọi người xung quanh nên ai cũng mến nó.
  • Mọi người đều bất bình trước thái độ ........... của nó đối với trẻ em.

(3) trọng đại, to lớn

  • Cuộc Cách mạng tháng Tám có ý nghĩa ......... đối với toàn dân tộc.
  • Ông ta thân hình ........... như hộ pháp.

=> Xem hướng dẫn giải

3. Em hãy chọn một đề bài sau để tập lập dàn ý cho bài văn biểu cảm :

a) Cảm xúc về vườn nhà.

b) Cảm xúc về con vật nuôi.

c) Cản xúc về người thân.

d) Cảm nghĩ về mái trường thân yêu

=> Xem hướng dẫn giải

D. Hoạt động vận dụng

1. Hãy vẽ tranh minh họa cho bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh theo tưởng tượng của em hoặc nêu ý tưởng cho bức tranh.

2. Tìm từ đồng nghĩa thay thế các từ in đậm trong các câu sau.

a. Món quà anh gửi, tôi đã đưa tận tay chị ấy rồi.

b. Bố tôi đưa khách ra đến cổng rồi mới trở về.

c. Cậu ấy gặp khó khăn một tí đã kêu.

d. Anh đừng làm như thế người ta nói cho đấy.

e. Cụ ốm nặng đã đi hôm qua rồi.

=> Xem hướng dẫn giải

3. Phát hiện các từ dùng sai và thay thế bằng từ khác cho đúng.

a. Ông bà cha mẹ đã lao động vất vả, tạo ra thành quả để con cháu đời sau hưởng lạc.

b. Trong xã hội ta, không ít người sống ích kỉ, không giúp đỡ bao che cho người khác.

c. Câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã giảng dạy cho chúng ta lòng biết ơn đối với thế hệ cha anh.

d. Phòng tranh có trình bày nhiều bức tranh của các hoạ sĩ nổi tiếng.

=> Xem hướng dẫn giải

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. Sưu tầm một số đoạn văn, đoạn thơ sử dụng từ đồng nghĩa

=> Xem hướng dẫn giải


  • 229 lượt xem