Bài thơ ( bản phiên âm) được viết theo thể thơ nào? Cảm xúc bao trùm của bài thơ là gì?

  • 1 Đánh giá

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản sau: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

2. Tìm hiểu văn bản:

a. Bài thơ ( bản phiên âm) được viết theo thể thơ nào? Cảm xúc bao trùm của bài thơ là gì?

b. Em hãy đọc hai câu thơ đầu và cho biết:

(1) Cảnh đêm được gợi tả bằng hình ảnh nào?

(2) Hình ảnh đó đã được cảm nhận như thế nào?

c. Hãy đọc hai câu thơ cuối, dựa vào chú thích giới thiệu về Lí Bạch và cho biết:

  • Vì sao nhìn trăng nhà thơ lại nhớ đến quê hương ?
  • So sánh về mặt từ loại của các chữ tương ứng ở hai câu thơ cuối để bước đầu hiểu thế nào là phép đối. Nêu tác dụng của phép đối đó trong việc biểu hiện tình cảm quê hương của tác giả.

d. Có người cho rằng trong bài Tình dạ tứ, hai câu đầu thuần túy tả cảnh, hai câu cuối thuần thúy tả tình. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao? Từ đó rút ra kết luận về mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ này?

Bài làm:

a. Thể thơ: Ngũ ngôn tứ tuyệt theo hình thức cổ thể, câu có 5 hoặc 7 chữ, không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm luật, đối ràng buộc.

Cảm xúc bao trùm: Nỗi suy tư, cảm xúc của nhà thơ trong đêm thanh tĩnh, thể hiện nhẹ nhàng, thấm thíc tình cảm quê hương của một người sống xa quê.

b. Hai câu đầu:

  • Cảnh đêm được miêu tả bằng hình ảnh của ánh trăng sáng tràn ngập khắp gian phòng, ngỡ là mặt đất phủ sương
  • Cảnh đêm trăng gợi lên nỗi nhớ quê hương da diết trong khoảng khắc đêm vắng khi tác giả sống xa quê.

c. Lí Bạch xa quê từ năm 25 tuổi, trước đó ở quê nhà ánh trăng là hình ảnh quen thuộc và gắng bó với ông, ông rất thích trèo lên đỉnh núi để ngắm trăng. Chính vì thế mà trong những ngày tháng xa quê hễ nhìn thấy vầng trăng sáng thì ông lại nhớ quê nhà.

Tác giả cũng đã sử dụng phép đối rất đắc địa ở hai câu cuối: Ngẩng đầu / Cúi đầu, nhìn trăng sáng / nhớ cố hương. Nguyên tác cho thấy đây là cặp đối rất chỉnh, về mặt từ loại: động từ / động từ (cử đầu / đê đầu, vọng / tư), tính từ / tính từ (minh / cố), danh từ / danh từ (nguyệt / hương). Như vậy, so sánh về mặt từ loại của các chữ tương ứng trong hai câu thơ cuối ta thấy hai câu giống nhau về mặt từ loại, cấu trúc ngữ pháp và số lượng từ.

=> Tác dụng của phép đối đã diễn tả nổi bật được những cử chỉ vừa thể hiện tâm trạng của nhà thơ trong nỗi nhớ quê hương tha thiết.

d.

  • Ý kiến cho hai câu đầu của bài thơ thuần tuý tả cảnh, hai câu sau của bài thơ thuần tuý tả tình là chưa chính xác, bởi: Vị trí miêu tả ánh trăng của nhà thơ ở “sàng tiền” (đầu giường), như vậy thể hiện sự thao thức, trằn trọc không ngủ được của nhà thơ có thể vì trăng đẹp quá, Lý Bạch vốn rất yêu trăng và cả vì nỗi nhớ nhà của kẻ xa quê.
  • Câu thơ thứ hai, chữ “nghi” (ngỡ) ánh trăng sáng đã rọi tới đầu giường khiến tác giả ngỡ là sương trên mặt đất. Và vẻ đẹp dường như mơ hồ đó đã làm cho tác giả thao thức trong đêm.

=> Như vậy, trong bài thơ này, hai câu đầu thiên về tả cảnh (trong cảnh có tình), ngược lại hai câu sau thiên về tả tình (trong tình có cảnh).

  • 131 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Soạn văn 7 tập 1 VNEN