Bài Bạn đến chơi nhà có mấy câu? Mỗi câu có mấy chữ? Cách hợp vần của bài thơ như thế nào?

  • 1 Đánh giá

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản sau: Bạn đến chơi nhà

2, Tìm hiểu văn bản

a. Bài Bạn đến chơi nhà có mấy câu? Mỗi câu có mấy chữ? Cách hợp vần của bài thơ như thế nào?

b) Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên vẻ mộc mạc, dân dã của cuộc sống thôn quê ?

c) Qua 7 câu thơ đầu tác giả cố tình dựng lên một tình huống tiếp đón bạn đến chơi nhà đặc biệt như thế nào ? Theo em tác giả có dụng ý gì khi cố tạo ra tình huống đặc biệt đó ?

d) Tìm những chi tiết miêu tả tình huống tiếp đón bạn thể hiện giọng thơ hóm hỉnh của Nguyễn Khuyến.

e) Câu thứ 8 và đặc biệt là cụm từ" ta với ta" nói lên điều gì ? Câu thơ này có vai trò khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ ?

Bài làm:

a. Bài thơ Bạn đến chơi nhà gồm:

  • Số câu: 8 câu (bát cú)
  • Số chữ: 7 chữ trong mỗi dòng thơ (thất ngôn)
  • Hiệp vần : chữ cuối của các dòng 1 - 2 - 4 - 6 - 8: nhà – xa – gà – hoa – ta (vần a).

b) Những chi tiết trong bài thơ gợi lên vẻ mộc mạc, dân dã của cuộc sống thôn quê :

  • Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
  • Ao sâu nước cả, khôn chài cá.
  • Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
  • Cải chửa ra cây, cà mới nụ.
  • Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
  • Đầu trầu tiếp khách, trầu không có.

c. Bảy câu thơ đầu tác giả đã nêu lên một hoàn cảnh tiếp đãi bạn khá đặc biệt đó là: trẻ đi vắng; chợ xa; có cá, có gà nhưng không đánh bắt được; có mướp, có bầu, có cà nhưng tất cả đều chưa đến lúc thu hoạch. Và ngay cả miếng trầu – là đầu câu chuyện, thứ tôi thiểu để tiếp đãi bạn, tác giả cũng không có. Đây là cách nói khéo léo của tác giả về cái nghèo, sự thiếu thống về vật chất và đó là đòn bẩy để tác giả thể hiện về tình bạn đẹp trong câu tiếp theo.

=> Dụng ý của tác giả : Sự không có của tác giả đẩy đến cao trào nhằm mục đích tạo ra đòn bẩy nghệ thuật để làm thăng hoa tình bạn cao đẹp ở câu cuối.

d. Những chi tiết miêu tả tình huống tiếp đón bạn thể hiện giọng thơ hóm hỉnh của Nguyễn Khuyến:

  • "Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa"=> đúng ngày khách tới chơi thì lũ trẻ không có ở nhà để giúp đi chợ, đành phải tự thân đi nhưng chợ xa quá, thời đó phương tiện giao thông còn hạn chế.
  • "Ao sâu nước cả, khôn chài cá"=> Ao thì sâu, nước thì rộng để đánh được một mẻ lưới cá rất khó khăn.
  • "Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà"=> Vườn rộng quá, khó bắt được gà, khi đã dồn gà đến đường cùng, tưởng chừng như bắt được, nhưng rào lại thưa, có lỗ to để gà có dễ chui qua.
  • "Cải chửa ra cây, cà mới nụ"=> Cải mới vừa ra hoa, không thể ăn, còn cà chỉ mới ra nụ, chưa có trái.
  • "Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa"=> bầu chỉ mới vừa rụng hoa, còn nhỏ quá, giàn mướp thì chỉ toàn là hoa, không có quả.
  • "Đầu trầu tiếp khách, trầu không có"=> người ta nói rằng "miếng trầu là đầu câu chuyện" không cần những thứ khác, có trầu cũng đủ rồi, nhưng trầu cũng không có, không tiếp khách được.

=> Tất cả đều có nhưng không dùng được

e. Câu thứ 8 và cụm từ "ta với ta" nhấn mạnh tình cảm tri âm không cần phải vật chất đầy đủ mà chỉ cần cái tình chân thực thôi. Những người tri âm, tri kỉ có khi chỉ cần gặp nhau ngâm mấy câu thơ, đàn vài bản nhạc tâm sự chuyện đời, chuyện thế sự đã là niềm bui. Qua đó, tác giả muốn nhận mạnh đến một tình bạn thân thiết, vượt qua mọi cái nghèo khổ về vật chất trong cuộc sống.

  • 135 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Soạn văn 7 tập 1 VNEN