Đọc bài văn Hoa học trò (sách vnen ngữ văn 7 tập 1 trang 44) và trả lời câu hỏi:
3. Đọc bài văn Hoa học trò (sách vnen ngữ văn 7 tập 1 trang 44) và trả lời câu hỏi:
a. Bài văn thể hiện tình cảm gì? Việc miêu tả hoa phượng đóng vai trò gì trong bài văn biểu cảm này? Vì sao tác giả gọi hoa phương là hoa – học – trò?
b. Bài văn này biểu cảm trực tiếp hay gián tiếp?
Bài làm:
a. Bài văn thể hiện tình cảm buồn và nỗi nhớ trường da diết khi phải tạm xa mái trường trong những ngày nghỉ hè của tác giả.
Lí do hoa phượng là hoa – học – trò vì:
- Tuổi học trò ai cũng thích hoa phượng, nhặt những cánh phượng rơi ép vào trang sách làm kỉ niệm.
- Hoa phượng nở báo hiệu hè đến, kết thúc một năm học, dấu hiệu của sự chia tay.
- Cây phượng gắn bó với mái trường, học trò. Là người bạn thân thiết với mỗi người học sinh.
== > Hoa phượng gắn liền với nỗi niềm tuổi học trò nên gọi là hoa – học - trò, một cái tên rất đáng yêu. Qua đó, thể hiện tình cảm xao xuyến, những kỉ niệm với mái trườngcủa tuổi học trò gắn bó.
b. Bài văn này vừa dùng hình thức biểu cảm trực tiếp, vừa dùng hình thức biểu cảm gián tiếp.
- Cách biểu cảm gián tiếp đó là tác giả dùng hoa phượng để nói lên nỗi niềm , cảm xúc của con người.
- Cách biểu đạt trực tiếp: Có những câu trực tiếp thể hiện cảm xúc của tác giả: “Nhớ người sắp xa còn đứng trước mặt… Nhớ một trưa hè gà gáy khan…” “Thấy xa trường rồi bạn buồn xiết bao”.
Với sự kết hợp khéo léo của hai phương thức biểu đạt trực tiếp và gián tiếp, tác giả đã mang lại cho bài văn biểu cảm tinh tế và vô cùng sâu sắc.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn 7 VNEN bài 6: Qua đèo ngang
- Tìm đọc những thông tin nói về quyền trẻ em. Cùng bình luận với người thân/ bạn bè về quyền thực hiện quyền trẻ em
- Bài thơ bánh trôi nước có những điểm nào giống với những cáu hát than thân trong ca dao?
- Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Em hãy nhận xét cảnh trăng ở mỗi bài có nét đẹp riêng như thế nào?
- Đọc lại hai bài thơ: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và Rằm tháng giêng; nhận xét về cản vật được miêu tả và tình cảm được thể hiện mỗi bài.
- Hãy phân loại các từ láy vừa tìm được
- Từ hoàn cảnh sáng tác bài Cảnh khuya, em hiểu gì về con người Hồ Chí Minh
- Dựa vào chú thích, giải thích vì sao bài thơ Nam quốc sơn hà từng được gọi là “bài thơ thần”
- Em hãy tìm một số ví dụ để chứng minh : có những yếu tố Hán Việt có thể dùng độc lập, có những yếu tố Hán Việt không thể dùng độc lập
- Cách biểu ý, biểu cảm ở 2 bài thơ Phò giá về kinh và Nam quốc sơn hà có gì giống và khác nhau
- Phân loại các từ ghép hán việt
- Hãy nêu bố cục cảu truyện Cuộc chia tay của những con búp bê theo ba phần mở bài, thân bài, kết bài