Em hãy tìm hiểu qua sách, báo, in-tơ-nét, các phương tiện thông tin đại chúng hoặc hỏi người thân về những nét đặc trưng của các mùa nơi quê hương mình đang sống.
D. Hoạt động vận dụng
1. Em hãy tìm hiểu qua sách, báo, in-tơ-nét, các phương tiện thông tin đại chúng hoặc hỏi người thân về những nét đặc trưng của các mùa nơi quê hương mình đang sống. Ghi chép vào sổ tay cá nhân hoặc viết thành một bài và chia sẻ
Bài làm:
Nhắc đến Hà Nội, không ai không nhớ đến một món ngon nổi tiếng, thứ quà của lúa non. Cái thứ quà vừa dân dã vừa thanh tao đó có tên gọi là cốm.
Mùa thu Hà Nội là những chiều rợp nắng vàng ươm quyện vào mùi hương hoa sữa thơm nồng nàn, sấu rụng trên trên các con phố cổ kính... Ẩn trong từng giọt nắng trong veo ấy, cơn gió heo may nhè nhẹ đưa hương cốm dịu thơm thoảng khắp đất trời. Hương cốm mang sắc vị mùa thu thủ đô, để bất cứ ai khi đi xa cũng nhớ về một thứ quà nặng trĩu kỉ niệm mang tên: "Cốm Hà Nội".
Hà Nội đẹp nhất là trong tiết trời thu. Những tia nắng vàng dịu bay nhẹ nhàng trong cơn gió heo may, thoang thoảng khắp không gian là hương lúa nếp thơm lừng. Từng mẻ cốm xanh mượt, nõn nà như gửi gắm cả trời thu.
Dường như cốm đã trở thành một đặc trưng không thể thiếu của mảnh đất ngàn năm văn hiến. Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết về mùa cốm xanh trong bài hát "Nhớ mùa thu Hà Nội": Mùa cốm xanh về thơm bàn tay nhỏ. Cốm sữa vỉa hè thơm bước chân qua".
Bao năm trôi qua, cốm không chỉ là thứ quà ăn vui miệng, mà còn níu giữ tâm hồn những người con Hà Nội xa quê...
Trước đây, cốm được coi là vật phẩm quý giá để tiến vua. Tại các tỉnh miền Trung hay vùng núi Tây Bắc cốm được làm từ thóc lúa nếp. Nhưng ngon và đặc biệt nhất vẫn là cốm Hà Nội. Chỉ có cốm Hà Nội mới có màu xanh ngát như ngọc và cũng chỉ có cốm Hà Nội mới có độ dẻo dai lại thơm đến vậy.
Cốm làng Vòng (nay thuộc phường Dịch Vọng, Cầu Giấy) là nơi có nghề làm cốm nổi tiếng nhất tại Hà Nội. Hơn 1000 năm qua, các công đoạn làm cốm xưa vẫn được lưu truyền và giữ nguyên bản sắc. Theo từng gánh hàng rong của các mẹ, các chị, cốm đến với từng con phố nhỏ, nằm gọn trong tay người yêu cốm như một phần tinh túy của ẩm thực Việt Nam.
Hương cốm nồng nàn vẫn luôn là thứ phong vị thân quen nhất của mảnh đất Kinh Kỳ. Dường như có một sự quyến rũ nào đó níu kéo bước chân người qua đường, để rồi cốm vẫn là sự lựa chọn hàng đầu cho những món quà lưu niệm gửi người thân phương xa.
Những dòng kỉ ức về một buổi chiều ngồi trong cơn gió heo may, đón từng sợi nắng vàng nhẹ, hít hà hương hoa sữa nồng nàn rồi nhón một nắm cốm nhỏ nhâm nhi cùng chén trà xanh có lẽ là cả một niềm ao ước đối với những người con xa xứ. Nỗi nhớ Hà Nội thu bé lại, nằm gọn trong gói cốm xanh nhưng lại chất chứa cả khoảng thời thu mênh mang.
Xem thêm bài viết khác
- Từ đồng nghĩa có hai loại: từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ dồng nghĩa không hoàn toàn. Qua hai ví dụ trên, em hãy cho biết thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
- Đọc nội dung trong bảng và thực hiện yêu cầu ở dưới: Xác định vai trò của ngữ pháp của thành ngữ trong các câu sau:
- Đây là hai bài ca dao thuộc chủ đề châm biếm. Theo em, hai bài ca dao này châm biếm những đối tượng nào?
- Hãy kể tên một số tác phẩm của Hồ Chí mInh mà em đã được học
- Em cảm nhận được gì về hình tượng người bà và tình cảm của bà cháu trong bài thơ
- Lập dàn ý cho bài phát biểu cảm tưởng về một trong các bài thơ: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê, Rằm tháng giêng
- Hãy điệp ngữ trong những đoạn trích sau đây và cho biết giá trị biểu đạt của nó:
- Hãy nêu nội dung chính của bài thơ và nhận xét cách thể hiện nội dung của tác giả
- Đặt câu với mỗi cặp quan hệ từ vừa tìm được
- Kể vắn tắt các truyện ngụ ngôn tương ứng để thấy rõ nguồn gốc của các thành ngữ sau:
- Nối tên tác phẩm ở cột A với nội dung ở cột B cho thích hợp
- Các bạn trong nhóm cùng nhau xây dựng đoạn văn với nội dung: Điều em mong muốn về gia đình của mình.