Theo em, văn bản Rùa và Thỏ có đảm bảo tính mạch lạc không? Vì sao?
C. Hoạt động luyện tập
1. Theo em, văn bản sau có đảm bảo tính mạch lạc không? Vì sao?
RÙA VÀ THỎ
Ngày xửa ngày xưa có một con thỏ và một con rùa chạy thi xem ai nhanh hơn.Thỏ xuất phát nhanh như tên bắn, chạy thụt mạng một hồi, thấy rằng đã bỏ khá xa đối thủ Rùa, thỏ nghĩ nó nên nghỉ dưới một tán là cây bên đường và thư giãn trước khi tiếp tục cuộc đua. Thỏ ngồi dưới bóng cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi. Rùa từ từ vượt qua thỏ và sớm kết thúc đường đua và dành chiến thắng. Thỏ vô cùng thất vọng vì thua và nó nhận ra rằng nó đã thua chỉ vì quá tự tin, bất cẩn và thiếu kỷ luật. Nếu nó không xem mọi thứ quá dễ dàng và chắc chắn thì rùa không thể nào có cơ hội thắng được nó. Vì thế, nó quết định thách thức một cuộc đua mới. Rùa đồng ý.
Lần này, thỏ chạy với tất cả sức lực của nó và chạy suốt một mạch về đích. Nó bỏ xa rùa đến mấy dặm đường.
Rùa đã suy ngẫm kết quả và nhận ra rằng, nó không có cách nào thắng được thỏ trên đường đua vừa rồi. Nó đã suy nghĩ thêm và thách thỏ một cuộc đua khác nhưng có một chút thay đổi về lộ trình. Thỏ đồng ý. Chúng bắt đầu cuộc đua. Như đã tự hứa với kình là phải luôn nhanh, thỏ bắt đầu chạy và chạy với tốc độ cao nhất cho đến bên bờ sông. Vạch đích đến còn hai cây số nữa, ở bên kioa bờ sông . Thỏ đàng ngồi xuống và tự hỏi, không biết phải làm sao. Trong lúc đó, rùa đã đến nơi, lội xuống sông và bơi qua bờ bên kia, tiếp tục chạy và kết thúc đường đua.
Đến lúc này thỏ và rùa đã trở thành đôi bạn thân thiết và họ cùng nhau suy ngẫm. Cả hai quyết định tổ chức một cuộc đua cuối cùng nhung học sẽ cùng chung một đội.
Cuộc đua bắt đầu, thỏ cõng rùa chạy đến bên bờ sông, rùa lội xuống và cõng thỏ bơi qua bên kia bờ sông . Lên bờ, thỏ lại cõng rùa đưa cả hai cùng về đích. Và chúng nhận ra rằng đã về đích sớm hơn rất nhiều so với các lần đua trước.
Bài làm:
- Văn bản trên đã đảm bảo tính mạch lạc, rõ ràng với bố cục ba phần:
- Phần 1: từ đầu đến… giành chiến thắn”g. Kể lại việc Rùa và Thỏ chạy thi và Rùa giành chiến thắng.
- Phần 2: từ “Thỏ vô cùng thất vọng…. kết thúc đường đua”. Kể về cuộc đua thứ hai, Rùa tiếp tục giành chiến vì Thỏ không thể đi qua sông.
- Phần 3: từ “Đến lúc này” đến hết. Rùa và Thỏ trở thành đôi bạn thân và họ cùng chung một đội tham gia cuộc đua cuối cùng. Cả hai nhận thấy về đích nhanh hơn rất nhiều so với những lần đua trước.
- Văn bản có tính mạch, lạc, rõ ràng vì các phần, các đoạn trong văn bản đều nói về hai nhân vật chính là Rùa và Thỏ, nó biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt là các cuộc đua của Rùa và Thỏ. các phần, các đoạn, các câu văn có tính liên kết, được trình bày theo trình tự hợp lí, người đọc dễ dàng theo dõi diễn biến sự việc và gợi ra nhiều hứng thú cho người đọc, người nghe.
Xem thêm bài viết khác
- Bài tùy bút này nói về điều gì? Chỉ ra những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản. Phương thức nào là chính?
- Soạn văn 7 VNEN bài 11: Cảnh khuya
- Lựa chọn một bài trong chùm ca dao và trả lời các câu hỏi: Bài ca dao là lời của ai nói với ai? Dựa vào đâu mà em biết được điều đó?
- Nối tên tác phẩm ở cột A với nội dung ở cột B cho thích hợp
- a. Nhận xét về cách biểu đạt tình cảm của nhà văn b. Nhắc lại các bước làm bài văn nói chung, bài văn biểu cảm nói riêng
- Sưu tầm một đoạn thơ/ đoạn văn viết về mùa xuân. Ghi lại những suy nghĩ và cảm nhận của em khi đọc đoạn thơ/ đoạn văn đó.
- Hãy giải thích câu đố sau: Con gì càng to càng nhỏ, Bệnh gì bác sĩ phải bó tay
- Hãy đặt câu với các đại từ để hỏi: ai, gì, bao nhiêu, thế nào
- Đọc một câu thơ ( bài thơ) Hồ Chí Minh có hình ảnh trăng em đã sưu tầm và nêu cảm nhận của em về bài thơ.
- Dựa vào những hiểu biết về từ láy đã học, hãy tìm những từ láy trong các câu văn sau và cho biết: Các từ láy giống và khác nhau thế nào về đặc điểm âm thanh giữa các tiếng?
- Chọn từ ngữ thích hợp điền vào mỗi chỗ trống dưới đây
- Liệt kê những sự việc chính của câu chuyện Cuộc chia tay của những con búp bê