Vận dụng kiến thức về chuẩn mực của sử dụng từ, hãy viết một bài tâm sự ngắn về nội dung:" Tưởng tượng một ngày nào đó em sẽ xa quê và gửi lại nỗi niềm thương nhớ của em với quê hương"
2. Vận dụng kiến thức về chuẩn mực của sử dụng từ, hãy viết một bài tâm sự ngắn về nội dung:" Tưởng tượng một ngày nào đó em sẽ xa quê và gửi lại nỗi niềm thương nhớ của em với quê hương"
Bài làm:
“Chuyến bay hãng hàng không Vietnam airlines mang số hiệu 345BN sắp hạ cánh…” giọng nói ấm áp của cô tiếp viên hàng không vang lên. Tôi liền bừng tỉnh giấc, từ ngày gia đình tôi chuyển đi đến nay vậy là sau hơn mười năm xa cách, hôm nay tôi đã về, trở về với quê hương yêu dấu của mình.
Tôi đã xa quê đã 10 năm rồi, ngồi trên máy bay mà lòng tôi háo hức đến lạ thường. Với tôi quê hương - hai tiếng thiêng liêng vô cùng, chất chứa bao ki niệm của những ngày thơ ấu. Quê hương là nơi mọi người dược sinh ra và lớn lên, là cái nôi tuổi thơ đi theo ta suốt đời. Mười năm xa xứ nhưng tôi luôn một lòng nhớ, tự hào về quê hương xinh đẹp này.
Nhìn qua khung cửa sổ, nơi những đàm mây trôi lững lờ, tôi chợt nhớ những kỉ niệm những ngày thơ ấu. Ngày ấy, vùng quê tôi nghèo lắm. Con người sống chủ yếu bằng nghề nông, ngày ngày làm việc trên cánh đồng, quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Cuộc sống cơ cực, vất vả, đầy khó khăn, thiếu thốn, có những lúc còn không đủ ăn, đủ no. Mặc dù sống trong cảnh bần hàn, khó khăn là thế, nhưng con người nơi đây sống có tình có nghĩa. Xóm làng yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Họ sống với một tình cảm chân thành, chất phác, trong sáng, một thứ tình cảm chỉ có ở những người nông dân nghèo. Xa quê hương bao năm, cho nên, nhiều kỷ niệm thời thơ ấu, tôi đã khóa chặt trong ký ức.Tôi nhớ những buổi sớm khi ánh binh minh vừa ló dạng, mang theo những tia nắng ấm áp cho cuộc sống làng quê bình dị, dân dã. Tôi thích nhất là dậy vào lúc sáng sớm, nhìn thấy cánh đồng lúa xanh bát ngát, từng đôi cò trắng chao liệng trên bầu trời xanh mây trắng lừng lờ trôi. Các bác nông dân ra đồng với sự hăng hái của một ngày làm việc. Lúc đó, cảnh vật và con người dường như chan hoà, một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp do “họa sĩ” thiên nhiên vẽ nên. Tôi nhớ cả những buổi trưa hè oi ả, mắc một chiếc võng sau bụi tre trong vườn nằm ngủ trưa thì không còn gì bằng. Những cơn gió nhẹ thoảng qua làm cho lá tre đung dưa tạo ra tiếng kêu rì rào, xào xạc nghe thật vui tai. Những chú chim hót véo von làm tôi cỏ cảm giác như đang lạc giữa một thiên đường. Tôi nhớ những ngày cùng bạn bè trốn đi chơi, câu cá, đạp xe trên con đê dài tít tắp,...Đó là những ngày tháng tuyệt vời nhất của tôi bên gia đình, bên bạn bè và những người thân thương. Những kỉ niệm, khoảng khắc ấy dù cho có hai mươi năm, ba mươi năm đi chăng nữa thì nó luôn khắc sâu trong tâm trí tôi một cách rõ ràng, sống động hơn bao giờ hết.
Máy bay sắp hạ cánh, tôi háo hức vô cùng. Một lát nữa thôi, tôi có thể đặt chân lên mảnh đất quê hương yêu dấu, được cảm nhận lại hương vị quê hương, sống lại những giây phút mà bấy lâu nay tôi ghi nhớ trong trí nhớ. Chuyến đi này chắc chắn sẽ là một chuyến đi, hành trình trở về tuổi thơ đáng nhớ nhất của tôi.
Xem thêm bài viết khác
- Lập bảng so sánh quan hệ từ với danh từ, động từ, tính từ về ý nghĩa và chức năng.
- Nêu tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa trong hai bản dịch thơ
- Sưu tầm một số đoạn thơ, đoạn văn có sử dụng từ trái nghĩa.
- Những hình ảnh dưới đây gợi cho em gợi cho em liên tưởng đến những bài ca dao nào đã hoc hoặc đã biết?
- Phân biệt ý nghĩa của hai câu có quan hệ từ nhưng sau đây:
- Dựa vào kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, hãy xác định quan hệ từ trong các câu dưới đây:
- Bài thơ Phò giá về kinh ra đời trong hoàn cảnh nào? Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
- Đọc 2 câu cuối của bài thơ và trả lời câu hỏi:
- Sưu tầm một số thành ngữ chưa được giới thiệu trong các bài đã học và giải nghĩa các thành ngữ ấy
- Chọn từ láy đúng trong mỗi câu
- Hãy nối các dạng điệp ngữ trên bới các ví dụ minh họa mà em cho là phù hợp, từ đó nêu cách hiểu của em về từng dạng điệp ngữ
- Hãy chỉ ra các đặc điểm về số tiếng ( chữ) trong mỗi câu thơ, số câu của bài, cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ ( bằng phiên âm)