Sưu tầm một đoạn thơ/ đoạn văn viết về mùa xuân. Ghi lại những suy nghĩ và cảm nhận của em khi đọc đoạn thơ/ đoạn văn đó.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
1. Sưu tầm một đoạn thơ/ đoạn văn viết về mùa xuân. Ghi lại những suy nghĩ và cảm nhận của em khi đọc đoạn thơ/ đoạn văn đó.
Bài làm:
Sưu tầm: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
Trích: Mùa xuân nho nhỏ
Cảm nhận ngắn:
Đoạn thơ để lại cho em ấn tượng vô cùng sâu sắc. "Mùa xuân nho nhỏ" là một sáng tạo bất ngờ, độc đáo mà tự nhiên, hợp lý của nhà thơ, bởi mùa xuân vốn là một khái niệm chỉ thời gian thế mà ở đây "mùa xuân" lại có khối, có hình, một hình hài nho nhỏ thật xinh xắn. Mùa xuân đã trở thành một ẩn dụ nói về khát vọng, một lẽ sống cao đẹp, một ý thức khiêm nhường góp sức mình làm đẹp thêm mùa xuân của thiên nhiên, đất nước. Điệp từ "dù là" đặt ở đầu hai câu thơ liên tiếp có ý nghĩa khẳng định cho khát vọng dâng hiến miệt mài, không mệt mỏi của tác giả. Thanh Hải như nhắc ta hãy sống cho tất cả, sống cho tình thân ái bao la và sống để cống hiến toàn vẹn cho đất nước, cho cuộc đời. Phải chăng đây chính là điều mong ước tột cùng đã đi theo tác giả suốt cuộc đời? Dù vẫn biết ngày mai rất có thể sẽ phải từ giã cõi đời này nhưng tiếng thơ Thanh Hải vẫn tràn ngập niềm tin và hi vọng vào cuộc sống.
Xem thêm bài viết khác
- Trả lời các câu hỏi sau: a. Những câu thành ngữ trên muốn nói điều gì về tình bạn? b. Theo em thế nào là một người bạn tốt
- Hãy phân loại các từ láy vừa tìm được
- Viết đoạn văn ngoắn (khoảng 3-5 câu) về một loài cây trong đó có sử dụng quan hệ từ trong đoạn
- Soạn văn 7 VNEN bài 6: Qua đèo ngang
- Hãy đặt câu với các đại từ để hỏi: ai, gì, bao nhiêu, thế nào
- Qua các bài ca dao vừa học, em có nhận xét gì về đời sống tâm hồn, tình cảm của người lao động xưa?
- Các câu văn dưới đây có mắc loại lỗi nào về sử dụng quan hệ từ? Hãy chữa lại cho đúng:
- Đọc các văn bản sau và chỉ ra sự chưa thống nhất của chúng. Hãy sửa lại để đoạn văn đảm bảo tính thống nhất
- Hãy nối các dạng điệp ngữ trên bới các ví dụ minh họa mà em cho là phù hợp, từ đó nêu cách hiểu của em về từng dạng điệp ngữ
- Dựa vào chú thích, giải thích vì sao bài thơ Nam quốc sơn hà từng được gọi là “bài thơ thần”
- Soạn văn 7 VNEN bài 13: Tiếng gà trưa
- Cách biểu ý, biểu cảm ở 2 bài thơ Phò giá về kinh và Nam quốc sơn hà có gì giống và khác nhau