Tìm 4 từ ghép là tên gọi của các loại bút Ôn tập tiếng Việt lớp 4
Tìm 4 từ ghép là tên gọi của các loại bút được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Bài hôm nay các em cùng tìm hiểu về từ ghép trong đó từ ghép có mấy loại, nghĩa của các từ ghép, tác dụng của từ ghép. Dưới đây là nội dung chính, các em tham khảo nhé.
Tìm 4 từ ghép là tên gọi của các loại bút lớp 4
Câu hỏi: Tìm 4 từ ghép là tên gọi của các loại bút
Trả lời:
bút mực, bút bi, bút dầu, bút lông.
1. Từ ghép là gì?
Từ ghép là một loại cấu tạo của từ phức, cùng với từ láy giúp cho người nói, người viết diễn đạt chính xác và sinh động sự vật, sự việc,…. Nếu từ đơn được hình thành từ một tiếng có nghĩa, thì từ phức là loại từ gồm hai tiếng trở lên tạo thành và có nghĩa.
Trong Tiếng Việt, từ phức được tạo thành bằng hai phương thức đó là ghép từ và láy từ. Vậy từ ghép là gì? cùng theo dõi tiếp để giải đáp thắc mắc này nhé.
Trong tiếng Việt, Từ ghép là loại từ được hình thành bằng phương thức ghép từ, tức là ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau. Như vậy từ ghép là từ được tạo thành từ hai tiếng có nghĩa trở lên.
Ví dụ:
- trồng trọt, lao động, nhân vật, nguồn gốc,...
- quần ảo, sách vở, nói cười, đi đứng...
- sinh đẻ, tươi đẹp, luyện tập,...
2. Có mấy loại từ ghép
Dựa vào tính chất của mối quan hệ về nghĩa giữa các thành tố cấu tạo, có thể phân loại từ ghép thành hai loại, đó là từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.
Từ ghép đẳng lập:
Là những từ mà các thành tố cấu tạo có quan hệ bình đẳng với nhau về nghĩa. Đặc trưng của từ ghép là các thành tố đều có nghĩa, tuy nhiên không phải mọi tiếng trong từ ghép đều rõ nghĩa, do đó từ ghép đẳng lập thường thuộc một trong hai trường hợp sau:
+ Các tiếng trong từ đều rõ nghĩa.
Ví dụ: từ “ăn ở” là từ ghép mà cả hai thành tố cấu tạo đều rõ nghĩa, trong đó từ “ăn” là một hoạt động cho thức ăn vào cơ thể nhằm nuôi sống cơ thể; từ “ở” là động từ chỉ đời sống thường ngày của một người tại một nơi cụ thể.
+ Một thành tố rõ nghĩa, một thành tố không rõ nghĩa.
Ví dụ: Từ “Chợ búa” là từ ghép mà có 1 tiếng rõ nghĩa, một tiếng bị mờ nghĩa. Trong đó, từ “chợ” chỉ nơi mua bán hàng hóa của con người, từ “búa” được sử dụng không thể hiện rõ nghĩa tạo thành từ “chợ búa” chỉ nơi diễn ra hoạt động mua bán hàng hóa.
áo quần —> quần áo
bát đũa —> đũa bát
chăn chiếu —> chiếu chăn
nói cười —> cười nói
Từ ghép chính phụ:
Là những từ ghép mà được tạo thành bởi một thành tố cấu tạo này phụ thuộc vào thành tố cấu tạo kia. Thành tố phụ có vai trò phân loại, chuyên biệt hóa và sắc thái hóa cho thành tố chính. Chẳng hạn như các từ tàu hỏa, tàu bay, đường sắt, sân bay, hàng không, nông sản,….
Ví dụ:
- hoa hồng
(tiếng chính) (tiếng phụ)
- bà ngoại
(tiếng chính) (tiếng phụ)
- thơm phức
(tiếng chính) (tiếng phụ)
3. Nghĩa của từ ghép
a) Nghĩa của từ ghép chính phụ
Từ ghép chính phụ có tính chât phân nghĩa, tức là nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính. Ví dụ:
- hoa hồng < hoa
+ hoa hồng: chỉ loài hoa gồm nhiều cánh màu trắng, hồng hoặc đỏ, thường có hương thơm (lá kép có răng, thân có gai,...)
+ hoa: chỉ hoa nói chung
- bà ngoại < bà
+ bả ngoại: chỉ người đàn bà sinh ra mẹ
+ bà: chỉ người đàn bà sinh ra cha hoặc mẹ, hay chỉ người đàn bà đứng tuổi nói chung
- thơm phức < thơm
+ thơm phức: có mùi thơm bốc lên manh
+ thơm: có mùi dễ chịu như hương của hoa nói chung
b) Nghĩa của từ ghép đăng lập
Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa, tức là nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của từng tiếng tạo thành. Ví dụ:
- quẩn áo > quần
quần áo > áơ
+ quần áo: chỉ trang phục nói chung
+ quần: chỉ trang phục mặc phía dưới cơ thể người
+ áo: chỉ trang phục mặc phía trên cơ thể người
- dọc ngang > dọc
dọc ngang > ngang
+ dọc ngang: ngang và dọc, đủ các hướng
+ dọc: theo chiều dài
+ ngang: theo chiều rộng
4. Tác dụng của từ ghép
Từ ghép là loại từ quan trọng trong câu và giúp cho người sử dụng dễ dàng biểu đạt các ý kiến của mình.
Từ ghép là công cụ quan trọng để xác định nghĩa của các từ trong cả văn nói và văn viết một cách chính xác. Nếu từ ghép đẳng lập biểu thị ý nghĩa một cách khái quát và tổng hợp thì từ ghép chính phụ lại có vai trò phân loại, chuyên biệt hóa và sắc thái hóa một sự vật, sự việc.
Từ đó, Từ ghép giúp cho câu trở nên logic về cả hình thức lẫn nội dung, khiến cho câu văn mạch lạc, dễ hiểu, biểu thị rõ ràng vấn đề được nói đến.
- Viết lại vắn tắt một câu chuyện em đã học
- Nêu lên những thử thách đối với ý chí nghị lực của con người
- Đặt câu với từ Chia sẻ
- Kể lại câu chuyện vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi bằng lời của một chủ tàu người Pháp hoặc người Hoa
- Bài tập về từ loại lớp 4 có đáp án
- Thông điệp bài thơ Chuyện cổ tích về loài người
- Từ ghép với từ Thật
- Sơ đồ tư duy Danh từ
- Viết tên 4 đồ vật bắt đầu bằng s hoặc chứa thanh hỏi, thanh ngã
Tìm 4 từ ghép là tên gọi của các loại bút được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em củng cố kiến thức, qua đó áp dụng tốt vào giải bài tập tiếng Việt lớp 4. Chúc các em học tốt, ngoài việc tham khảo tài liệu trên các em có thể tham khảo các môn học khác có tại, tài liệu học tập lớp 4 này nhé.
Xem thêm bài viết khác
- Vì sao chú bé Hiền được gọi là ông trạng thả diều?
- Thêm vị ngữ thích hợp cho câu kể Ai làm gì?
- Khi viết thư cần lưu ý điều gì?
- Khi kể chuyện cần chú ý điều gì?
- Cách trình bày bài văn viết thư
- Cách trình bày bài văn kể chuyện hay nhất
- Kể lại câu chuyện Vua tàu thủy
- Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối lớp 4?
- Đặt câu với từ Chia sẻ
- Thế nào là kể chuyện?
- Từ láy tả dáng điệu
- Tả con gà trống hay chọn lọc (14 mẫu)