Tìm hiểu ảnh hưởng của nhân tố địa hình trong quá trình hình thành đất. Lấy ví dụ chứng minh Ôn tập Địa 10

60 lượt xem

Tìm hiểu ảnh hưởng của nhân tố địa hình trong quá trình hình thành đất. Lấy ví dụ chứng minh được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Ngoài việc trả lời câu hỏi trong bài, các em tìm hiểu thêm về thổ nhưỡng, các nhân tốt hình thành đất. Dưới đây là nội dung chi tiết của bài, các em tham khảo nhé

Câu hỏi: Tìm hiểu ảnh hưởng của nhân tố địa hình trong quá trình hình thành đất. Lấy ví dụ chứng minh

Lời giải:

- Địa hình: Ảnh hưởng đến tốc độ hình thành đất và bề dày cùa đất. Ngoài ra địa hình góp phần tạo ra các vành đai đất khác nhau theo độ cao.

- Ở vùng núi cao, do nhiệt độ thấp nên quá trình phá huỷ đá xảy ra chậm, làm cho quá trình hình thành đất yếu. Địa hình dốc làm cho đất dễ bị xói mòn, tầng đất thường mong. Ở nơi bằng phẳng, quá trình bồi tụ ưu thế nên tầng đất thường dày và giàu chất dinh dưỡng hơn.

- Mặt khác, địa hình ảnh hưởng tới khí hậu, từ đó tạo ra các vành đai đất khác nhau theo độ cao.

Ví dụ: Độ cao trên 2000m ở nước ta có đất mùn núi cao

I. Thổ nhưỡng

1. Khái niệm

- Thổ nhưỡng (đất) là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.

- Độ phì của đất: Là khả năng cung cấp nhiệt, khí, nước các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển.

- Thổ nhưỡng quyển là lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp nằm ở bề mặt lục địa, nơi tiếp xúc với khí quyển, thạch quyển, sinh quyển.

2. Thành phần và đặc điểm của thổ nhưỡng

- Có 2 thành phần chính:

a. Thành phần khoáng

- Chiếm phần lớn trọng lượng của đất.

Gồm: Những hạt khoáng có màu sắc loang lổ, kích thước to, nhỏ khác nhau.

b. Thành phần hữu cơ

- Chiếm một tỉ lệ nhỏ.

- Tồn tại trong tầng trên cùng của lớp đất.

- Tầng này có màu xám thẫm hoặc đen.

- Ngoài ra, trong đất còn có nước và không khí.

- Đất có tính chất quan trọng là độ phì. Độ phì là khả năng cung cấp cho thực vật nước, các chất dinh dưỡng và các yếu tố khác như nhiệt độ, không khí, để thực vật sinh trưởng và phát triển.

II. Các nhân tố hình thành đất

Đất được hình thành do tác động đồng thời của các nhân tố sau :

1. Đá mẹ

- Mọi loại đất đều được hình thành từ những sản phẩm phá huỷ của đá gốc (nham thạch). Những sản phẩm phá huỷ đó được gọi là đá mẹ. Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất. Do đó quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng đến nhiều tính chất đất.

Ví dụ: Đất badan hình thành từ phun trào núi lửa.

- Đất feralit phát triển trên đá vôi co nguồn gốc đá mẹ là đá vôi

2. Khí hậu

- Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất là nhiệt và ẩm. Tác động của nhiệt và ẩm làm cho đá gốc bị phá huỷ (về mặt vật lí và hoá học) thành những sản phẩm phong hoá, rồi sau đó tiếp tục bị phong hoá thành đất. Nhiệt và ẩm còn ảnh hưởng tới sự hoà tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất, đồng thời tạo môi trường để vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ cho đất.

- Khí hậu ảnh hưởng; gián tiếp đến sự thành tạo đất thông qua lớp phủ thực vật. Thực vật sinh trưởng tốt sẽ hạn chế việc xói mòn đất, đồng thời cung cấp nhiều chất hữu cơ cho đất.

Ví dụ: Vùng khí hậu hoang mạc thường là đất cát

3. Sinh vật

- Sinh vật đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất : thực vật cung cấp vật chất hữu cơ, rễ thực vật bám vào các khe nứt của đá làm phá huỷ đá. Vi sinh vật phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn. Động vật sống trong đất cũng góp phần làm biến đổi tính chất đất.

Ví dụ: Sinh vật lá kim khi rụng lá tạo ra lớp mùn giúp hình thành đất pốt dôn

- Giun sống trong đất và giúp đất tơi xốp.

4. Địa hình

- Ở vùng núi cao, do nhiệt độ thấp nên quá trình phá huỷ đá xảy ra chậm, làm cho quá trình hình thành đất yếu. Địa hình dốc làm cho đất dễ bị xói mòn, tầng đất thường mong. Ở nơi bằng phẳng, quá trình bồi tụ ưu thế nên tầng đất thường dày và giàu chất dinh dưỡng hơn.

- Mặt khác, địa hình ảnh hưởng tới khí hậu, từ đó tạo ra các vành đai đất khác nhau theo độ cao.

Ví dụ: Độ cao trên 2000m ở nước ta có đất mùn núi cao

5. Thời gian

- Khái niệm: Tuổi đất chính là thời gian hình thành đất.

- Vai trò: Tuổi của đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn, còn thể hiện cường độ của các quá trình tác động đó.

- Các vùng tuổi đất:

+ Vùng nhiệt đới, cận nhiệt: đất nhiều tuổi.

+ Vùng ôn đới, cực: đất ít tuổi.

6. Con người

- Hoạt động tích cực: nâng độ phì cho đất, chống xói mòn.

- Hoạt động tiêu cực: đốt rừng làm nương rẫy, xói mòn đất.

III. Trả lời câu hỏi SGK

- Câu hỏi (trang 77 SGK Địa lý 6) Quan sát mẫu đất ở hình 66 (trang 77 SGK Địa lý 7), nhận xét về màu sắc và độ dày của các tầng đất khác nhau.

Có 3 tầng :

+ Tầng A : tầng chứa mùn

+ Tầng B : tầng tích tụ

+ Tầng C : tầng đá mẹ

=>Tầng dày nhất là tầng B, đến tầng A và mỏng nhất là tầng C

- Màu sắc :

+ Tầng A màu xám đậm

+ Tầng B màu vàng, cam

+ Tầng C màu vàng xen lẫn màu đen

=> Màu sắc và độ dày của mỗi tầng là không giống nhau .

Câu hỏi (trang 77 SGK Địa lý 6) Dựa vào những kiến thức đã học ở Tiểu học, hãy cho biết nguồn gốc của thành phần khoáng trong đất.

- Thành phần khoáng: Có nguồn gốc từ các sản phẩm phong hóa đá gốc. Căn cứ vào tỉ lệ các loại hạt (thành phần đá và khoáng chất) trong đất người ta chia đất ra làm 3 loại chính: đất cát, đất thịt và đất sét. Chúng có các tỉ lệ các hạt cát, limon và sét khác nhau.

Câu hỏi (trang 78 SGK Địa lý 6) Dựa vào những kiến thức đã học ở Tiểu học, hãy cho biết nguồn gốc của thành phần hữu cơ trong đất.

- Chất hữu cơ: Từ các sinh vật sống như rễ cây, các loại vi khuẩn, sâu bọ, giun dế và xác động thực vật bị phân huỷ…

Câu hỏi (trang 78 SGK Địa lý 6) Trong sản xuất nông nghiệp, con người đã có biện pháp gì để làm tăng độ phì của đất (làm cho đất tốt). Hãy trình bày một số biện pháp làm tăng độ phì mà em biết?

- Trồng xen canh các loại cây (khi trồng lúa xong ta có thể trồng các loại đậu, rau màu…v…v) sẽ làm tăng vi sinh vật cố định đạm trong đất tăng độ phì nhiêu cho đất

Khi thu hoạch xong phải cày ải phơi đất thật lâu để cho đất có độ tơi xốp và thoáng khí.

- Tăng cường bón các loại phân chuồng hoai mục, hạn chế bón phân hóa học nhiều sẽ làm cho đất chai và tăng độ axit (đất sẽ mặn hơn)

- Bón vôi cho đất để diệt khuẩn và làm giảm axit độ (nếu có)…

Tìm hiểu ảnh hưởng của nhân tố địa hình trong quá trình hình thành đất. Lấy ví dụ chứng minh được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp các em củng cố kiến thức Địa lí lớp 10, qua đó chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, nếu thấy tài liệu hữu ích hãy chia sẻ cho các bạn cùng tìm hiểu nhé, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác đều có tại, tài liệu học tập lớp 10

Cập nhật: 21/07/2022
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội