Tìm những yếu tố tả người và tả cảnh trong hai đoạn trích Truyện Kiều vừa học. Phân tích giá trị của những yếu tố miêu tả ấy trong việc thể hiện nội dung mỗi đoạn trích
Câu 1 (Trang 92 SGK) Tìm những yếu tố tả người và tả cảnh trong hai đoạn trích Truyện Kiều vừa học (Chị em Thuý Kiều, tr. 81 và Cành ngày xuân, tr. 84). Phân tích giá trị của những yếu tố miêu tả ấy trong việc thể hiện nội dung mỗi đoạn trích.
Bài làm:
Trong đoạn trích Chị em Thuý Kiều
- Có một câu tả cảnh (Êm đềm trướng rủ màn che); những câu tả người là:
- Tả chung vẻ đẹp của hai chị em:
Mai cốt cách tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.
- Tả vẻ đẹp của Thuý Vân:
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
- Tả vẻ đẹp của Thuý Kiều:
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn:
Làn thu thuỷ nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai.
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm.
Trong đoạn trích Cảnh ngày xuân
- Các hình ảnh tả cảnh: con én đưa thoi; Cỏ non xanh tận chân trời/ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa; Ngổn ngang gò đống kéo lên/ Thoi vàng vó rắc, tro tiền giấy bay; Tà tà bóng ngả về tây; Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh; Nao nao, dòng nước uốn quanh/ Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
- Tả người: Gần xa nô nức yến anh; Dập dìu tài tử giai nhân/ Ngựa xe như nước, áo quần như nêm; Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Tác giả sử dụng yếu tố miêu tả trong việc khắc hoạ vẻ đẹp của hai chị em Thuý Kiều. Nhờ yếu tố miêu tả, tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp khác nhau giữa hai chị em Thuý Kiều: đó là vẻ đẹp phúc hậu của Thúy Vân, vẻ đẹp mặn mà của Thúy Kiều. Các hình ảnh tả cảnh đã làm nổi bật vẻ đẹp của mùa xuân với sự tinh khiết, trong trẻo. Nếu không có những yếu tố miêu tả thì nội dung đoạn trích sẽ nghèo nàn và đơn giản, một số câu còn lại sẽ chỉ là một đoạn thơ kể chuyện.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn bài: Các phương châm hội thoại (tiếp theo 2)
- Sự khác biệt của tác giả khi miêu tả hai cuộc tháo chạy (một của quân tướng nhà Thanh và một của vua tôi Lê Chiêu Thống)? Giải thích vì sao có sự khác biệt đó?
- Tóm tắt truyện ngắn: Lặng lẽ Sa Pa
- Viết một đoạn văn phân tích khổ đầu bài thơ Đoàn thuyền đánh cá
- Soạn văn bài: Cảnh ngày xuân
- Viết một bài văn ngắn, hãy trình bày những hiểu biết cơ bản về Nguyễn Dữ và “Truyền kì mạn lục”.
- Có lần, một giáo sư Việt Nam nhận được thư mời dự đám cưới của một nữ học viên người châu Âu đang học tiếng Việt. Lời mời trên có sự nhầm lẫn trong cách dùng từ như thế nào? Vì sao có sự nhầm lẫn đó?
- Vận dụng những phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách nói như: cực chẳng đã tôi phải nói...
- Soạn văn bài: Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo)
- Tìm trong văn bản một số hình ảnh của ba đứa trẻ hàng xóm qua sự cảm nhận tinh tế của A-li-ô-sa, sau đó phân tích và bình luận những hình ảnh đó.
- Soạn văn bài: Kiểm tra phần tiếng việt
- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật ông Hai của tác giả