Viết một đoạn phân tích khổ thơ đầu hoặc khổ thơ cuối của bài thơ
Luyện tập (Trang 142 - SGK Ngữ văn 9) Viết một đoạn phân tích khổ thơ đầu hoặc khổ thơ cuối của bài thơ.
Bài làm:
Khổ thơ cuối cùng của bài thơ là hình ảnh của đoàn thuyền trở về trong nắng mai rực rỡ, sau một ngày lao động vất vả.
Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới,
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
Mỗi câu thơ là một hình ảnh thể hiện bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống. Đoàn truyền trở về trong bình minh rực rỡ, mặt trời hừng đông đang dần đi lên trong màu nắng mới. Một cuộc chạy đua cùng vũ trụ, thiên nhiên để đón chào ngày mới.
Người lao động trở về với khoang thuyền đầy ắp cá, mắt cá lấp lánh trên muôn dặm biển khơi bát ngát... Sự vận động của đoàn thuyền đánh cá thắng lợi trở về hoà nhập với hành trình của mặt trời đi lên từ lòng sâu của biển thể hiện khí thế hùng mạnh của con người làm chủ đất nước, làm chủ đất trời biển cả.
Với thủ pháp nghệ thuật nhân hóa, phóng đại, tác giả đã thể hiện hình ảnh thiên nhiên kì vĩ và lớn lao. Khổ thơ là một bức tranh mang âm hưởng vui tươi, sôi nổi trong ngày mới: người lao động hào hứng với thành quả đạt được sau một đêm lao động đầy vất vả. Khung cảnh của một cuộc sống mới trong ánh sáng mới rực rỡ.
Xem thêm bài viết khác
- Ý nghĩa nhan đề bài thơ Ánh trăng
- Soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh Soạn Văn 9 tập 1 hay nhất
- Tám câu thơ cuối miêu tả cảnh vật qua tâm trạng: Cảnh là thực hay hư? Mỗi cảnh vật có nét riêng đồng thời lại có nét chung để diễn tả tâm trạng Kiều. Em hãy phân tích và chứng minh điều đó?
- Dàn ý cảm nhận về nhân vật Vũ Nương Dàn ý cảm nhận về nhân vật Vũ Nương ngắn gọn
- Hãy phân biệt sắc thái riêng trong từng lời thoại của mỗi nhân vật trong đoạn trích
- Đọc văn bản Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh và trả lời các câu hỏi Câu 1 trang 14 sgk Ngữ văn 9
- Tình trạng của đất nước ta vào thời vua Lê chúa Trịnh Trình bày cảm nhận của em về tình trạng đất nước ta thời vua Lê chúa Trịnh
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật vốn là một bài thơ, vậy có cần sử dụng từ “bài thơ” trong nhan đề của tác phẩm không? Vì sao?
- Nội dung chính bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
- Phát biểu cảm nghĩ về một trong hai nhân vật: anh thanh niên, ông hoạ sĩ
- Những lí do nào đã dẫn đến bi kịch oan khuất mà Vũ Nương phải chịu?
- Viết một đoạn văn phân tích diễn biến tâm trạng của con người khi gặp lại hình ảnh vầng trăng ở khổ thơ thứ 5 trong bài thơ Ánh trăng