Tính góc nhập xạ vào ngày 22/6? Ôn tập Địa 10
Tính góc nhập xạ vào ngày 22/6? được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em trả lời các câu hỏi trong bài chi tiết, hy vọng các em nắm bài tốt hơn. Ngoài việc trả lời câu hỏi các em tìm hiểu thêm về góc nhập xạ là gì, công thức tình góc nhập xạ, đặc điểm của góc nhập xạ..Dưới đây là nội dung chi tiết, các em tham khảo nhé
Tính góc nhập xạ vào ngày 22/6? - Địa 10
Câu hỏi: Tính góc nhập xạ vào ngày 22/6?
Lời giải:
• Vào ngày 22-6:
- Ở nửa cầu Bắc, nếu:
+ Vĩ độ < 23o27’ thì α = 90° - 23°27’ + vĩ độ
+ Vĩ độ > 23°27’ thì α = 90°- vĩ độ + 23°27’
+ Vĩ độ ở nửa cầu Nam thì α = 90o - 23o27’ - vĩ độ
1. Góc nhập xạ là gì?
Góc nhập xạ là góc hợp bởi tia sáng mặt trời và hình chiếu của Trái Đất trên mặt phẳng chân trời (tiếp tuyến với bề mặt đất tại điểm đó).
Ý nghĩa của góc nhập xạ
+ Cho biết lượng ánh sáng và lượng nhiệt đem tới bề mặt đất. Góc nhập xạ càng lớn, lượng ánh sáng và nhiệt đem tới mặt đất càng lớn
+ Cho biết độ cao của Mặt Trời so với mặt đất
2. Công thức tính góc nhập xạ
- Công thức tổng quát : ho = 90° - j ± α, trong đó:
+ h° : góc nhập xạ
+ j : vĩ độ của địa điểm cần tính góc nhập xạ
+ α là góc tạo bởi của tia sáng Mặt Trời và mặt phẳng xích đạo (còn gọi là xích vĩ), 0° ≤ α ≤ 23°27’
- Vào ngày 21/3 và 23/9, Mặt Trời lên thiên đỉnh tại xích đạo → α = 0° :
→ Áp dụng công thức : h° = 90° - j
- Vào ngày 22/6 và 22/12, Mặt Trời lên thiên đỉnh tại chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam, α = 23°27’
→ Áp dụng công thức : h° = 90° - j ± 23o27
+ Nếu j < α (vùng nội chí tuyến):
Tại bán cầu mùa hạ: h° = 90° + j - α
Tại bán cầu mùa đông: h° = 90° - j - α
+ Nếu j < α (vùng ngoại chí tuyến)
Tại bán cầu mùa hạ: ho = 90° + j - α
Tại bán cầu mùa đông: ho = 90 - j - α
- Vào các ngày khác, ta phải tính a:
Công thức: α = a.n , trong đó:
+ a: góc tạo bởi tia sáng Mặt Trời và mặt phẳng xích đạo
+ a: tốc độ chuyển động biểu kiến của Mặt Trời
+ n: số ngày Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ ngày phân tới ngày cần tính góc nhập xạ
- Vận tốc chuyển động biểu kiến của Mặt Trời ở Bác Bán Cầu:
Từ 21/3 đến 22/6, Mặt Trời chuyển động từ xích đạo lên chí tuyến Bắc hết 93 ngày và đi được ”quãng đường” là 23o27’ = 1407’
→ Mỗi ngày, Mặt Trời di chuyển được α = 1407’ : 93 ngày = 15’08” = 908”
+ Tương tự, từ 22/6 →23/9, α = 908”
- Ở Nam Bán Cầu, từ 23/9 → 22/12 Mặt Trời chuyển động từ xích đạo lên chí tuyến Nam hết 90 ngày và đi được ”quãng đường” là 23o27’ = 1407’
→ Mỗi ngày, Mặt Trời di chuyển được 1407’ : 90 ngày = 938”
+ Từ 22/9 → 21/3 Mặt Trời chuyển động từ chí tuyến Nam lên xích đạo hết 89 ngày và đi được ”quãng đường” là 23o27’ = 1407’
→ Mỗi ngày, Mặt Trời di chuyển được 1407’ : 89 ngày = 949”
3. Đặc điểm của góc nhập xạ
Góc nhập xạ thay đổi theo không gian và thời gian
+ Theo vĩ độ: vĩ độ càng cao, góc chiếu sáng càng nhỏ
+ Theo mùa: cùng một vĩ độ, mùa hè góc chiếu sáng lớn, mùa đông góc chiếu sáng nhỏ.
+ Theo ngày: buổi sáng góc chiếu sáng nhỏ và lớn dần đến 12h trưa, sau đó lại nhỏ dần về chiều.
+ Theo địa hình: cùng một ngọn núi, sườn núi ngược chiều với tia sáng Mặt Trời thường có góc chiếu lớn, sườn núi cùng chiều với tia sáng Mặt Trời thường có góc chiếu nhỏ.
5. Tại sao xích đạo là vùng có góc nhập xạ lớn nhất nhưng nhiệt độ trung bình năm ở khu vực này lại thấp hơn vùng chí tuyến?
→ Xích đạo là vùng có góc nhập xạ lớn nhất nhưng nhiệt độ trung bình năm ở khu vực này lại thấp hơn vùng chí tuyến vì:
+ Mặc dù ở Xích đạo có góc chiếu mặt trời lớn, nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng nhưng phần lớn diện tích của vùng ở Xích đạo là biển và đại dương nên nhiệt độ trung bình năm không quá cao. Biển và đại dương có khả năng truyền dẫn nhiệt lượng của mặt trời xuống tận dưới đáy sâu. Đồng thời nước biển khi bốc hơi cũng làm tiêu hao khá nhiều nhiệt lượng mặt trời.
+ Ngoài ra ở vùng Xích đạo có mưa nhiều, đồng thời có môi trường Xích đạo phát triển nên khí hậu mát mẻ, nóng ẩm điều hoà.
+ Còn ở vùng vĩ tuyến 10o Bắc thì phần lớn diện tích là lục địa (môi trường nhiệt đới và hoang mạc). Các vùng ven biển có các dòng biển nóng chảy ven bờ nên có nhiệt độ nóng ẩm. Ở vùng sa mạc, khi mặt trời xuất hiện trên đường chân trời, nhiệt độ trên sa mạc luôn tăng lên, đến giữa trưa mặt đất hầu như đã bị nung nóng như lửa thiêu.
- Nguyên nhân sinh ra ngoại lực
- Thành phần vật chất chủ yếu của nhân trái đất
- Dưới các áp cao cận chí tuyến thường có các hoang mạc lớn vì?
- Đặc tính nổi bật của gió mùa ở khu vực Nam Á và Đông Nam
- Giới hạn xa nhất về phía Bắc mà tia sáng mặt trời có thể chiếu vuông góc
- Góc nhập xạ của tia sáng Mặt Trời lúc giữa trưa tại chí tuyến Bắc vào ngày 22 - 6 là
- Tại sao bờ đông của các đại dương ở vùng chí tuyến lại có mưa nhiều?
Tính góc nhập xạ vào ngày 22/6? được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em củng cố kiến thức môn Địa lí 10 cũng như chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác đều có tại, tài liệu học tập lớp 10
Xem thêm bài viết khác
- Giải Sinh 10 Bài 2: Phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học KNTT
- Câu hỏi: Khu vực vị trí gần biển và dòng biển nóng chảy qua có
- Khí hậu cận cực lục địa có kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính nào
- Cơ cấu dân số theo giới không ảnh hưởng tới
- Chất lượng của sản phẩm dịch vụ giao thông vận tải được đo bằng
- Bộ phận dân số nào sau đây thuộc nhóm dân số không hoạt động kinh tế?
- Giới hạn phía trên của sinh quyển là?
- Nguồn lực kinh tế là gì?
- Vai trò của rừng Amazon
- Nêu vai trò và đặc điểm chủ yếu của cây công nghiệp ở nước ta
- Vì sao phong hóa lí học lại xảy ra mạnh ở các miền khí hậu khô nóng và miền khí hậu lạnh
- Câu hỏi: Khu vực vị trí gần biển và dòng biển nóng chảy qua có