Trắc nghiệm công dân 7 bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài Trắc nghiệm GDCD 7 bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Những sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được gọi là:
- A. di tích lịch sử - văn hóa
- B. di sản văn hóa vật thể
- C. di sản văn hóa phi vật thể
- D. danh lam thắng cảnh
Câu 2: Chùa Thiên Mụ (Huế) được xếp vào?
- A. Bảo vật quốc gia
- B. Di sản văn hóa phi vật thể
- C. Di sản thiên nhiên
- D. Di tích lịch sử - văn hóa
Câu 3: Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, bao gồm các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia được gọi là?
- A. Di sản.
- B. Di sản văn hóa.
- C. Di sản văn hóa vật thể.
- D. Di sản văn hóa phi vật thể.
Câu 4: Hát xoan, hát quan họ thuộc loại di sản văn hóa nào ?
- A. Di sản văn hóa vật thể.
- B. Di sản văn hóa phi vật thể.
- C. Di tích lịch sử.
- D. Danh lam thắng cảnh.
Câu 5: Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể hay còn được gọi là?
- A. Di sản văn hóa vật chất và tinh thần.
- B. Di sản văn hóa vô hình và hữu hình.
- C. Di sản văn hóa trừu tượng và phi trừu tượng.
- D. Di sản văn hóa đếm được và không đếm được.
Câu 6: Thành cổ Quảng Trị, ngã ba Đồng Lộc, hoàng thành Thăng Long thuộc loại di sản văn hóa nào?
- A. Di sản văn hóa vật thể.
- B. Di sản văn hóa phi vật thể.
- C. Di tích lịch sử.
- D. Danh lam thắng cảnh.
Câu 7: Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- A. Phú Thọ
- B. Thừa Thiên Huế
- C. Quảng Bình
- D. Quảng Nam
Câu 8: Những sản phẩm tinh thần có giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác được gọi là ?
- A. Di sản.
- B. Di sản văn hóa.
- C. Di sản văn hóa vật thể.
- D. Di sản văn hóa phi vật thể.
Câu 9: Di sản văn hóa vật thể bao gồm?
- A. Di tích lịch sử - văn hóa và tài nguyên thiên nhiên.
- B. Danh lam thắng cảnh và tài nguyên thiên nhiên.
- C. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
- D. Di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh.
Câu 10: Những sản phẩm tinh thần vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là
- A. di sản văn hóa
- B. thành tựu văn hóa
- C. truyền thống văn hóa
- D. giá trị văn hóa
Câu 11: Di sản văn hóa bao gồm?
- A. Di sản văn hóa vật thể và hữu hình.
- B. Di sản văn hóa phi vật thể và vô hình.
- C. Di sản văn hóa hữu hình và vô hình.
- D. Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.
Câu 12: Khu Thánh Địa Mĩ Sơn ở đâu?
- A. Phú Thọ
- B. Quảng Nam
- C. Quảng Bình
- D. Thừa Thiên Huế
Câu 13: Tính đến năm 2019, Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa được UNESCO công nhận?
- A. 13.
- B. 14.
- C. 15.
- D. 16.
Câu 14: Nếu phát hiện trong vườn nhà có vật cổ không rõ nguồn gốc từ đâu bạn sẽ làm gì?
- A. Báo cho chính quyền địa phương.
- B. Mang đi bán.
- C. Lờ đi coi như không biết.
- D. Giấu không cho ai biết.
Câu 15: Di sản tư liệu của Việt Nam được công nhận di sản tư liệu thế giới là?
- A. Mộc bản triều Nguyễn.
- B. Châu bản triều Nguyễn.
- C. Mộc bản kinh phật chùa Vĩnh Nghiêm.
- D. Cả A, B, C.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm công dân 7 bài 12: Sống và làm việc có kế hoạch
- Trắc nghiệm GDCD 7 học kì I (P1)
- Trắc nghiệm GDCD 7 học kì II (P5)
- Trắc nghiệm công dân 7 bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa
- Trắc nghiệm công dân 7 bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa
- Trắc nghiệm công dân 7 bài 1: Sống giản dị
- Trắc nghiệm công dân 7 bài 6: Tôn sư trọng đạo
- Trắc nghiệm công dân 7 bài 18: Bộ máy nhà nước cấp cơ sở ( xã, phường, thị trấn)
- Trắc nghiệm GDCD 7 học kì II (P4)
- Trắc nghiệm công dân 7 bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo
- Trắc nghiệm công dân 7 bài 4: Đạo đức và kỉ luật
- Trắc nghiệm công dân 7 bài 7: Đoàn kết, tương trợ