Trắc nghiệm GDCD 7 học kì I (P4)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 7 học kì I (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Câu ca dao tục ngữ thể hiện lối sống hợp tác
- A. Cây ngay không sợ chết đứng
- C. Chung lưng đấu cật
- B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
- D. Đèn nhà ai người ấy rạng
Câu 2: Khi làm việc nhóm với các bạn con sẽ chọn cách là
- A. khi nào các bạn hỏi mình mới góp ý kiến
- B. mình không làm thì cô vẫn tính điểm cả nhóm
- C. cùng các bạn thảo luận tìm ra vấn đề vì cả nhóm
- D. giữ nguyên ý kiến của mình, chờ cô hỏi thì trả lời thêm
Câu 3: Đâu không phải là lý do chúng ta cần phải hợp tác với người khác
- A. Rút ngắn thời gian làm việc
- B. Cùng làm việc cho vui
- C. Tiết kiệm tiền bạc
- D. Đoàn kết để tạo ra sức mạnh thành công sớm
Câu 4: Em sẽ chọn cách nào dưới đây để thực hiện hợp tác với bạn
- A. Mình sẽ đi mua đồ ăn còn bạn sẽ làm bài cho mình chép
- B. Cả hai bạn cùng nhau đi mua đồ ăn để cùng lựa chọn, sau đó về cùng học bài
- C. Của ai người ấy tự làm
- D. Thôi để mình làm hết cho nhanh
Câu 5: “Hợp tác là cùng nhau….làm một việc gì đó……..”
- A. chung sức – tốt.
- B. hỗ trợ - có ích
- C. chung sức – thành công
- D. chung sức- có ích
Câu 6: Con cái không nên làm việc nào dưới đây?
- A. Đòi cha mẹ mua cho nhiều đồ dùng đắt tiền.
- B. Nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa.
- C. Đi tập thể dục cùng anh chị em.
- D. Về quê thăm ông bà trong dịp nghỉ lễ.
Câu 7: Biểu hiện của gia đình văn hóa là
- A. các thành viên biết yêu thương nhau
- C. các thành viên ít khi gặp gỡ, đoàn tụ
- B. các thành viên đều là người nổi tiếng
- D. các thành viên trong gia đình ít chia sẻ
Câu 8: Gia đình văn hóa là góp phần xây dựng xã hội
- A. văn minh, lịch sự
- B. văn minh, tiến bộ
- C. văn minh , bền vững
- D. văn minh, giàu có
Câu 9: “Gia đình là ….của xã hội, gia đình hạnh phúc thì xã hội mới phát triển”
- A. phần tử
- B. phần tử không thể hiếu
- C. tế bào
- D. nhân tố quan trọng
Câu 10: Em đồng ý với quan điểm nào?
- A. Các công việc nội trợ trong gia đình là của mẹ và con gái
- B. Gia đình có nhiều con là gia đình hạnh phúc
- C. Con cái có thể tham gia bàn bạc công việc gia đình cùng bố mẹ
- D. Trong gia đình mỗi người chỉ cần hoàn thành tốt công việc của mình
Câu 11: Cách hiểu đúng nhất về Truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là:
- A. những giá trị về vật chất và tinh thần
- B. những giá trị tồn tại lâu dài
- C. những giá trị về vật chất và tinh thần được truyền từ đời này sang đời khác
- D. những giá trị tinh thần
Câu 12: Đâu là biểu hiện của kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ
- A. Ông nội và bố của Nam đều là bác sĩ đông y, Nam cũng có ước mơ sau này học ngành y
- B. Nhà Tuấn có cửa hàng kinh doanh ở phố hàng Bạc từ mấy đời nay, nhưng giờ tuấn mong ước trở thành cầu thủ bóng đá
- C. Trong họ có duy nhất gia đình Tùng không theo đạo
- D. Bố Hùng không thích vào bếp giúp mẹ và Hùng cho rằng mình cần kế thừa truyền thống như bố.
Câu 13: Việc làm thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
- A. Gia đình dòng họ nghèo thì không có gì đáng tự hào
- B. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là thể hiện lòng biết ơn cha mẹ, ông bà, tổ tiên
- C. Dòng họ , gia đình nào có nghề truyền thống thì mới có truyền thống riêng của dòng họ , gia đình.
- D. Những gia đình hiện đại thường không có truyền thống gì đáng tự hào
Câu 14: Em đồng tình với quan điểm nào
- A. Đã là truyền thống thì tự nó tồn tại, không phải làm gì thêm cả
- B. Phải quảng bá truyền thống rầm rộ trên mạng thì mới tự hào được
- C. Duy trì, tiếp nối và phát triển truyền thống một cách sáng tạo, hiệu quả
- D. Với xã hội hiện đại thì truyền thống là những thứ rất rắc rối cần thay đổi
Câu 15: Người tự tin là người
- A. làm chủ trong mọi hoàn cảnh, không nghe lời góp ý của bất cứ ai
- B. chủ động, bình tĩnh giải quyết mọi công việc hợp lý, hợp tình, làm chủ hoàn cảnh
- C. không dao động trước mọi ý kiến cho dù đúng hay sai
- D. chỉ có quan điểm của mình là đúng còn mọi người nói gì cũng kệ họ
Câu 16: Để rèn cho mình tính tự tin em cần?
- A. chủ động và tự giác trong học tập và tham gia hoạt động tập thể
- B. việc khó cứ để tham khảo ý kiến rồi từ từ hãy làm
- C. khi mọi người góp ý cần phải nghe và làm theo
- D. Luôn coi mọi người không bằng mình
Câu 17: Khi diễn đạt vấn đề nào đó trước đám đông, em có di chuyển không?
- A. Chỉ đứng im một chỗ
- B. Chỉ nhúc nhích 1 chút
- C. Tùy từng đối tượng nói chuyện
- D. Thường xuyên di chuyển linh hoạt
Câu 18: Khi nói chuyện với người khác, em thường nhìn đi đâu?
- A. Nhìn xuống đất hay nhìn vào 1 cái gì đó.
- B. Nhìn thẳng vào khuôn mặt của người giao tiếp với mình
- C. Không nhìn vào ai, chỉ tập trung cao độ những gì mình định nói
- D. Nhìn vào cảnh vật xung quanh
Câu 19: Bất ngờ bị thầy cô gọi trả lời câu hỏi, em phản ứng như thế nào?
- A. Bình tĩnh và thấy mình may mắn
- B. Lúng túng khi bị gọi đến tên
- C. Hơi căng thẳng
- D. Giật mình và bị động một chút
Câu 20: Em sẽ làm gì khi nhìn thấy người khách nước ngoài bước vào cổng trường đang ngơ ngác chưa biết hỏi ai?
- A. Chắc cô ấy cần vào trường gặp ai đó, để cô ấy tự tìm thế nào rồi cô ấy cũng tìm được người mình cần gặp vì mình không giỏi tiếng anh lắm
- B. Con sẽ đến gần và hỏi xem cô ấy cần giúp đỡ gì không, nếu nói không hiểu thì có thể ra ký hiệu
- C. Đó là chuyện của người khác mình không nên tham gia vào
- D. Ngại chết, bắt chuyện với cô ấy mấy đứa lớp mình nhìn thấy chúng lại cười
Câu 21: Em hãy cho biết, trong những hành vi sau đây hành vi nào không thể hiện tình yêu thương con người?
- A. Mẹ bạn Hải không may bị ốm, Nam biết tin đã rủ một bạn khác tới thăm hỏi; chăm sóc mẹ bạn Hải.
- B. Bé Thuý ở nhà một mình, chẳng may bị ngã. Long đi học về qua thấy vậy đã vào băng bó vết thương cho Thuý và mời thầy thuốc đến khám cho em.
- C. Vân bị ốm phải xin phép nghỉ học ở nhà một tuần. Chi đội lớp 7 A cử Toàn chép và giảng bài cho Vân sau mỗi buổi học, nhưng bạn Toàn không đồng ý với lí do Vân không phải là bạn thân của Toàn
- D. An luôn giúp đỡ người khác
Câu 22: Câu ca dao, tục ngữ thể hiện tình yêu thương con người.
- A. Thương người như thể thương thân
- B. Lá lành đùm lá rách
- C. Kính lão đắc thọ
- D. A, B, C
Câu 23: Câu tục ngữ: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” nói đến điều gì?
- A. Tinh thần đoàn kết.
- B. Lòng yêu thương con người.
- C. Tinh thần yêu nước.
- D. Đức tính tiết kiệm.
Câu 24: Cảnh sát xử phạt đối với những thanh niên đi xe máy phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách thể hiện điều gì?
- A. Tính đạo đức và tính kỉ luật.
- B. Tính trung thực và thẳng thắn.
- C. Tính răn đe và giáo dục.
- D. Tính tuyên truyền và giáo dục.
Câu 25: Kỉ luật là những …của một cộng đồng hoặc tổ chức xã hội (nhà trường, cơ quan…) yêu cầu mọi người phải tuân theo. Trong dấu “…” đó là?
- A. Nội quy chung.
- B. Quy tắc chung.
- C. Quy chế chung.
- D. Quy định chung.
Câu 26: Hành động nào vừa thể hiện tính đạo đức vừa thể hiện tính kỉ luật?
- A. Không nói leo trong giờ học.
- B. Làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- C. Không sử dụng điện thoại di động trong giờ học.
- D. Cả A, B, C.
Câu 27: Hành động nào vừa thể hiện tính đạo đức vừa thể hiện tính kỉ luật?
- A. Không nói leo trong giờ học.
- B. Làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- C. Không sử dụng điện thoại di động trong giờ học.
- D. Cả A, B, C.
Câu 28: Người có đạo đức
- A. Chấp hành mọi qui định của cộng đồng, tập thể
- B. Người tuân thủ kỉ luật
- C. Được mọi người ủng hộ và tự giác thực hiện
- D. A, B, C đúng
Câu 29: Kỉ luật là những …của một cộng đồng hoặc tổ chức xã hội (nhà trường, cơ quan…) yêu cầu mọi người phải tuân theo. Trong dấu “…” đó là?
- A. Nội quy chung.
- B. Quy tắc chung.
- C. Quy chế chung.
- D. Quy định chung.
Câu 30: Trong các biểu hiện sau đây, theo em biểu hiện nào nói lên tính giản dị?
- A. Diễn đạt dài dòng, dùng nhiều từ cầu kì, bóng bảy.
- B. Lời nói ngắn gọn dễ hiểu.
- C. Nói năng cộc lốc, trống không.
- D. Làm việc gì cũng sơ sài, cẩu thả.
Câu 31: Trong những hành vi sau, hành vi nào thể hiện tính trung thực?
- A. Làm hộ bài cho bạn.
- B. Quay cóp trong giờ kiểm tra.
- C. Nhận lỗi thay cho bạn.
- D. Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc khuyết điểm.
Câu 32: Em hãy cho biết, trong những hành vi sau đây hành vi nào thể hiện tính tự trọng?
- A. Không làm được bài nên kiên quyết không quay cóp và nhìn bài của bạn.
- B. Dù khó khăn đến mấy cũng cố gắng thực hiện bằng được lời hứa của mình.
- C. Khi có khuyết điểm, khi được nhắc nhở, đều vui vẻ nhận lỗi nhưng không mấy khi sửa chữa.
- D. Chỉ những bài kiểm tra nào được điểm cao Tâm mới khoe với bố mẹ, còn đỉem kém thì dấu đi.
Câu 33: Trong những hành vi dưới đây, theo em hành vi nào không biểu hiện đạo đức, vừa thể hiện tính kỷ luật?
- A. Không nói chuyện riêng trong lớp.
- B. Quay cóp trong khi thi.
- C. Luôn giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn.
- D. Tích cực tham gia các hoạt động của lớp, của trường.
Câu 34: Câu tục ngữ: Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn nói về điều gì ?
- A. Lòng biết ơn.
- B. Lòng trung thành.
- C. Tinh thần đoàn kết.
- D. Lòng khoan dung.
Câu 35: Câu tục ngữ: Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn nói về điều gì?
- A. Lòng biết ơn.
- B. Lòng trung thành.
- C. Tinh thần đoàn kết.
- D. Lòng khoan dung.
Câu 36: Câu nào không phải đoàn kết tương trợ:
- A. Chim khôn đậu mái nhà quan,trai khôn tìm vợ gái ngoan tìm chồng
- B. Chết cả đống còn hơn sống một người
- C. Chung lưng đấu cật
- D. Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng
Câu 37: Đối lập với đoàn kết, tương trợ là?
- A. Chia rẽ.
- B. Vô ơn.
- C. Trung thành.
- D. Khoan dung.
Câu 38: Biểu hiện nào thể hiện sự đoàn kết, tương trợ:
- A. An luôn giúp đỡ các bạn học lực yếu hơn mình
- B. An chỉ chơi với các bạn học sinh giỏi
- C. Là hàng xóm nhiều năm nhưng bà Năm không bao giờ giúp đỡ hàng xóm của mình lúc khó khăn
- D. Lan gặp bạn bị té nhưng bỏ đi luôn
Câu 39: Hợp lực, chung sức, chung lòng thành một khối để cùng làm một việc nào
- A. Đoàn kết.
- B. Tương trợ.
- C. Khoan dung.
- D. Trung thành.
Câu 40: Học sinh cần phải
- A. trân trọng, tự hào và tiếp nối truyền thống
- B. sống trong sạch, lương thiện
- C. không xem thường và làm tổn hại đến các thanh danh của gia đình, dòng họ.
- D. tất cả các ý trên
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm GDCD 7 học kì I (P1)
- Trắc nghiệm công dân 7 bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa
- Trắc nghiệm công dân 7 bài 3: Tự trọng
- Trắc nghiệm GDCD 7 học kì I (P4)
- Trắc nghiệm công dân 7 bài 17: Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Trắc nghiệm công dân 7 bài 18: Bộ máy nhà nước cấp cơ sở ( xã, phường, thị trấn)
- Trắc nghiệm công dân 7 bài 6: Tôn sư trọng đạo
- Trắc nghiệm công dân 7 bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo
- Trắc nghiệm công dân 7 bài 8: Khoan dung
- Trắc nghiệm GDCD 7 học kì I (P2)
- Trắc nghiệm công dân 7 bài 4: Đạo đức và kỉ luật
- Trắc nghiệm GDCD 7 học kì I (P3)