Trắc nghiệm GDCD 7 học kì I (P2)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 7 học kì I (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Tôn trọng và thông cảm, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm được gọi là?
- A. Đoàn kết.
- B. Tương trợ.
- C. Khoan dung.
- D. Trung thành.
Câu 2: Khoan dung là:
- A. Nên tha thứ lỗi nhỏ cho bạn.
- B. Khoan dung là nhu nhược
- C. Không nên bỏ qua mọi lỗi lầm của bạn.
- D. Khoan dung là không công bằng.
Câu 3: Biểu hiện của gia đình văn hóa là?
- A. Bố mẹ yêu thương con cái.
- B. Con cái có quyền góp ý với bố mẹ những việc lớn trong gia đình.
- C. Sống hòa thuận, đoàn kết với hàng xóm láng giềng.
- D. Cả A, B, C.
Câu 4: Ai là người có thẩm quyền công nhận gia đình văn hóa tại các xã, phường, thị trấn?
- A. Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn.
- B. Trưởng công an xã, phường, thị trấn.
- C. Chủ tịch UBND huyện.
- D. Chủ tịch UBND tỉnh.
Câu 5: Thời xưa, chỉ có con trai mới được đi học còn con gái phải ở nhà cơm nước. Điều kiện đó đến ngày nay có được công nhận là gia đình có văn hóa không?
- A. Có vì chỉ có con trai mới đủ sức khỏe đi học.
- B. Có vì con gái yêu đuối nên chỉ phù hợp với việc nhà.
- C. Không vì nam và nữ bình đẳng.
- D. Cả A và B.
Câu 6: Xây dựng gia đình văn hóa có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội?
- A. Xây dựng xã hội tươi đẹp.
- B. Xây dựng xã hội lành mạnh.
- C. Xây dựng xã hội phát triển.
- D. Xây dựng xã hội văn minh tiến bộ.
Câu 7: Biểu hiện của gia đình không có văn hóa là?
- A. Con cái đánh bố mẹ.
- B. Bố mẹ ly thân.
- C. Không tham gia các hoạt động tập thể tại địa phương.
- D. Cả A, B, C.
Câu 8: Gia đình ông Q buôn bán thuốc phiện, gia đình luôn sống vui vẻ và hạnh phúc và rất hay ủng hộ tiền cho thôn và xã để xây dựng nhà văn hóa. Gia đình ông Q có đạt gia đình văn hóa không?
- A. Không vì gia đình ông Q vi phạm pháp luật vì buôn bán hàng cấm.
- B. Có vì gia đình ông Q sống vui vẻ hạnh phúc không có bất đồng .
- C. Có vì gia đình ông Q có công trong việc ủng hộ xây dựng nhà văn hóa.
- D. Cả A và B.
Câu 9: Ai là người có thẩm quyền công nhận gia đình văn hóa tại các xã, phường, thị trấn?
- A. Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn.
- B. Trưởng công an xã, phường, thị trấn.
- C. Chủ tịch UBND huyện.
- D. Chủ tịch UBND tỉnh.
Câu 10: Gia đình nhà hàng xóm có chồng suốt ngày rượu say đánh vợ, con trai thì bị nghiện, trộm cắp và bị bắt đi tù; con gái đạt giải Nhất cuộc thi học sinh giỏi môn Toán; vợ sống hòa thuận với hàng xóm láng giềng. Gia đình này có đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa không?
- A. Không vì con bị đi tù.
- B. Không vì chồng thì nghiện rượu đánh vợ.
- C. Có vì có con gái đạt giải cao và vợ sống hòa thuận với láng giềng.
- D. Cả A và B.
Câu 11: Xây dựng gia đình văn hóa có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội?
- A. Xây dựng xã hội tươi đẹp.
- B. Xây dựng xã hội lành mạnh.
- C. Xây dựng xã hội phát triển.
- D. Xây dựng xã hội văn minh tiến bộ.
Câu 12: Để xây dựng gia đình văn hoá mỗi người trong gia đình cần phải làm gì?
- A. Không ham những thú vui không lành mạnh
- B. Không sa vào tệ nạn xã hội
- C. Sống có trách nhiệm với gia đình
- D. A, B,C đúng
Câu 13: Biểu hiện của gia đình văn hóa là?
- A. Bố mẹ yêu thương con cái.
- B. Con cái có quyền góp ý với bố mẹ những việc lớn trong gia đình.
- C. Sống hòa thuận, đoàn kết với hàng xóm láng giềng.
- D. Cả A, B, C.
Câu 14: Câu nói: Gia đình là tế bào của xã hội nói về điều gì ?
- A. Vai trò quan trọng của gia đình đối với xã hội.
- B. Tính chất của gia đình.
- C. Mục đích của gia đình.
- D. Đặc điểm của gia đình.
Câu 15: Các truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là ?
- A. Truyền thống hiếu học.
- B. Truyền thống yêu nước.
- C. Truyền thống nhân nghĩa.
- D. Cả A, B, C.
Câu 16: Câu tục ngữ: Đi một ngày đàng học một sàng khôn nói về truyền thống nào ?
- A. Truyền thống yêu nước.
- B. Truyền thống hiếu học.
- C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.
- D. Truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm.
Câu 17: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào?
- A. Có thêm kinh nghiệm.
- B. Có thêm sức mạnh trong cuộc sống.
- C. Làm rạng rỡ thêm truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam.
- D. Cả A, B, C.
Câu 18: Học sinh cần phải
- A. trân trọng, tự hào và tiếp nối truyền thống
- B. sống trong sạch, lương thiện
- C. không xem thường và làm tổn hại đến các thanh danh của gia đình, dòng họ.
- D. tất cả các ý trên
Câu 19: Gia đình E luôn động viên con cháu trong gia đình theo ngành Y để làm nghề làm thuốc nam. Việc làm đó thể hiện điều gì ?
- A. Kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
- B. Yêu thương con cháu.
- C. Giúp đỡ con cháu.
- D. Quan tâm con cháu.
Câu 20: Bản thân em đã làm những việc gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ
- A. quảng bá về ngành nghề truyền thống của quê hương, vừa giữ gìn nét đẹp quê hương
- B. giới thiệu về nghề truyền thống của gia đình và dòng họ
- C.xấu hổ vì sự nghèo nàn của quê hương
- D. Cả A và C đúng
Câu 21: Giờ kiểm tra môn toán V thấy N có đáp án khác mình nên đành xóa đáp án và chép câu trả lời của N. Việc làm đó thể hiện điều gì?
- A. V là người không tự tin.
- B. V là người tiết kiệm.
- C. V là người nói khoác.
- D. V là người trung thực.
Câu 22: Dù gia đình G nghèo nhưng G luôn học tập chăm chỉ và đạt thành tích cao trong học tập. G nói rằng: Gia đình mình tuy nghèo nhưng mọi người rất thương yêu nhau và mình sẽ quyết tâm mai sau trở thành 1 bác sỹ giỏi để chữa bệnh cho người nghèo. Câu nói của G thể hiện điều gì?
- A. G là người tự tin.
- B. G là người tự ti.
- C. G là người khiêm tốn.
- D. G là người tiết kiệm.
Câu 23: Đối lập với tự tin là?
- A. Tự ti, mặc cảm.
- B. Tự trọng.
- C. Trung thực.
- D. Tiết kiệm.
Câu 24: Tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chăn, không hoang mang, dao động được gọi là?
- A. Tự tin.
- B. Tự ti.
- C. Trung thực .
- D. Tiết kiệm.
Câu 25: Tự tin có ý nghĩa như thế nào?
- A. Có thêm kinh nghiệm.
- B. Có thêm sức mạnh trong cuộc sống.
- C. Làm rạng rỡ thêm truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam.
- D. Cả A, B, C.
Câu 26: Biểu hiện của tự tin là?
- A. Không dựa dẫm vào người khác.
- B. Không mặc cảm với hoàn cảnh, số phận.
- C. Không mặc cảm với ngoại hình xấu.
- D. Cả A, B, C.
Câu 27: Để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ chúng ta cần phải làm gì?
- A. Giúp con người có thêm sức mạnh.
- B. Giúp con người có thêm nghị lực.
- C. Giúp con người làm nên sự nghiệp lớn.
- D. Cả A, B, C.
Câu 28: Biểu hiện của người không tự tin là?
- A. Thấy ai khuyên làm gì cũng làm theo.
- B. Không dám giơ tay phát biểu.
- C. Làm việc gì cũng hỏi ý kiến của người khác và nghe theo lời khuyên của người khác.
- D. Cả A, B, C.
Câu 29: Các truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là ?,
- A. Truyền thống hiếu học.
- B. Truyền thống yêu nước.
- C. Truyền thống nhân nghĩa.
- D. Cả A, B, C.
Câu 30: Truyền thống là
- A. Đức tính
- B. Tập quán
- C. Lối sống
- D. A, B, C đúng
Câu 31: Ngoài truyền thống của gia đình, dòng họ còn tồn tại truyền thống nào?
- A. Truyền thống làng, xã.
- B. Truyền thống vùng, miền.
- C. Truyền thống dân tộc.
- D. Cả A, B, C.
Câu 32: Quê Hiên là một vùng quê nghèo khó. Bao đời này, trong dòng họ của Hiên chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng. Hiên không bao giờ muốn giới thiệu quê hương và dòng họ mình với bạn bè. Hiên cảm thấy xấu hổ về đất quê nghèo và dòng họ của mình. Em có đồng tình với cách nghĩ của Hiên không?
- A. Có
- B. Không
- C. Phân vân
- D. Không đáp án nào đúng
Câu 33: Tự trọng là:
- A. Biết cư xử đúng mực
- B. Lời nói văn hóa
- C. Gọn gàng sạch sẽ
- D. A, B, C đúng
Câu 34: Một học sinh thường vi phạm nhiều lần bị cô giáo nhắc nhở nhưng vẫn không sửa đổi, học sinh ấy không có:
- A. Trung thực
- B. Yêu thương con người
- C. Tự trọng
- D. Tự chủ
Câu 35: Danh ngôn có câu: “ Chỉ có …và… mới có thể nâng chúng ta lên những nhỏ nhen của cuộc sống và những bão táp của số phận”. Trong dấu “…” đó là?
- A. Tự lập và tự trọng.
- B. Khiêm tốn và thật thà.
- C. Cần cù và tiết kiệm.
- D. Trung thực và thẳng thắn.
Câu 36: Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn …, biết điều chỉnh hành vi cá nhân của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội? Trong dấu “…” đó là?
- A. Danh dự.
- B. Uy tín.
- C. Phẩm cách.
- D. Phẩm giá.
Câu 37: Trong cuộc sống quanh ta, ...được biểu hiện ở nhiều khía cạnh... là cái đẹp. Đó là sự kết hợp giữa vẻ đẹp bên ngoài và vẻ đẹp bên trong. Vậy chúng ta cần học tập những tấm gương ấy để trở thành người sống giản dị.
- A. Đạo đức
- B. Giản dị
- C. Lối sống đẹp, lối sống đó
- D. Tất cả các đáp án trên
Câu 38: Ăngghen đã từng nói: “Trang bị lớn nhất của con người là….và….”. Trong dấu “…” đó là
- A. Thật thà và khiêm tốn.
- B. Khiêm tốn và giản dị.
- C. Cần cù và siêng năng.
- D. Chăm chỉ và tiết kiệm.
Câu 39: Biểu hiện không giản dị
- A. Không xa hoa lãng phí, phô trương.
- B. Không cầu kì kiểu cách.
- C. Trong sinh hoạt, giao tiếp tỏ ra mình là kẻ bề trên, trịch thượng, kiêu ngạo.
- D. Thẳng thắn, chân thật, chan hoà, vui vẻ, gần gũi, hoà hợp với mọi người trong cuộc sống hàng ngày.
Câu 40: Theo em, là học sinh, sự giản dị được biểu hiện như thế nào?
- A. Khi đến trường phải thực hiện đúng nội quy của nhà trường.
- B. Lễ phép với thầy cô giáo, vui vẻ, thân mật với bạn bè.
- C. Tham gia các hoạt động thể thao, sinh hoạt, vui chơi do lớp, trường hay nhóm bạn tổ chức phù hợp với điều kiện gia đình và bản thân.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm công dân 7 bài 6: Tôn sư trọng đạo
- Trắc nghiệm công dân 7 bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa
- Trắc nghiệm GDCD 7 học kì II (P3)
- Trắc nghiệm công dân 7 bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo
- Trắc nghiệm công dân 7 bài 4: Đạo đức và kỉ luật
- Trắc nghiệm công dân 7 bài 1: Sống giản dị
- Trắc nghiệm công dân 7 bài 7: Đoàn kết, tương trợ
- Trắc nghiệm công dân 7 bài 11: Tự tin
- Trắc nghiệm công dân 7 bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa
- Trắc nghiệm GDCD 7 học kì II (P2)
- Trắc nghiệm công dân 7 bài 3: Tự trọng
- Trắc nghiệm công dân 7 bài 5: Yêu thương con người