Trắc nghiệm GDCD 7 học kì I (P5)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 7 học kì I (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Ăngghen đã từng nói: “Trang bị lớn nhất của con người là….và….”. Trong dấu “…” đó là
- A. Thật thà và khiêm tốn.
- B. Khiêm tốn và giản dị.
- C. Cần cù và siêng năng.
- D. Chăm chỉ và tiết kiệm.
Câu 2: Câu tục ngữ : Tốt gỗ hơn tốt nước sơn nói đến đức tính gì ?
- A. Giản dị.
- B. Tiết kiệm.
- C. Chăm chỉ.
- D. Khiêm tốn.
Câu 3: Tại trường em nhà trường có quy định đối với học sinh nữ không được đánh son khi đến trường. Tuy nhiên ở lớp em một số bạn nữ vẫn đánh son và trang điểm rất đậm khi đến lớp. Hành động đó nói lên điều gì?
- A. Lối sống không giản dị.
- B. Lối sống tiết kiệm.
- C. Đức tính cần cù.
- D. Đức tính khiêm tốn.
Câu 4: Nhà bạn B rất nghèo nhưng bạn B luôn ăn chơi đua đòi và đòi mẹ phải mua cho chiếc điện thoại Iphone thì mới chịu đi học. Em có nhận xét gì về bạn B?
- A. Bạn B là người sống xa hoa, lãng phí.
- B. Bạn B là người vô tâm.
- C. Bạn B là người tiết kiệm.
- D. Bạn B là người vô ý thức.
Câu 5: Sống giản dị có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người ?
- A. Được mọi người yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.
- B. Được mọi người chia sẻ khó khăn.
- C. Được mọi người yêu mến.
- D. Được mọi người giúp đỡ.
- E. Nội dung rèn luyện sức khỏe.
Câu 6: Đối lập với giản dị là?
- A. Xa hoa, lãng phí.
- B. Cần cù, siêng năng.
- C. Tiết kiệm.
- D. Thẳng thắn.
Câu 7: Điền những từ hoặc cụm từ còn thiếu vào chỗ trống để làm rõ thế nào là trung thực: "Trung thực là luôn tôn trọng............. , tôn trọng chân lí,......; sống ngay thẳng,................và dám ....................... nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm".
- A. Tôn trọng lẽ phải, sự thật, thật thà, dũng cảm
- B. Tôn trọng sự thật, lẽ phải, thật thà, dũng cảm
- C. Tôn trọng sự thật, điều đúng đắn, thật thà, đứng ra
- D. Tôn trọng sự thật, lẽ phải, thật thà, đứng ra
Câu 8: Ý nghĩa của bài thơ:
Ai ơi! giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai
Xin đừng làm, nói đơn sai
Tin mình đừng sợ những lời dèm pha
Anh em một họ một nhà
Thương nhau chân thật đường xa cũng gần
- A. Tính trung thực
- B. Tính tự chủ
- C. Yêu thương con người
- D. Tình anh em
Câu 9: Ca dao tục ngữ thể hiện tính trung thực
- A. Cây ngay không sợ chết đứng
- B. Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành
- C. Người gian thì sợ người ngay
- Người ngay chẳng sợ đường cày cong queo
- D. A, B, C đúng
Câu 10: Một học sinh thường vi phạm nhiều lần bị cô giáo nhắc nhở nhưng vẫn không sửa đổi, học sinh ấy không có:
- A. Trung thực
- B. Yêu thương con người
- C. Tự trọng
- D. Tự chủ
Câu 11: Câu tục ngữ nào không nói đến lòng tự trọng
- A. Áo rách cốt cách người thương.
- B. Quân tử nhất ngôn.
- C. Vô công bất hưởng lợi.
- D. Có công mài sắt có ngày nên kim
Câu 12: Điền vào chỗ trống: Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn......, biết điều chỉnh hành vi cá nhân của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội.
- A. Nhân cách
- B. Phẩm cách
- C. Phẩm giá
- D. Danh sự
Câu 13: Người không có tự trọng
- A. Luôn làm sai
- B. Luôn trách mắng người khác mà không nhận lỗi ở mình
- C. Luôn trốn tránh những công việc được giao
- D. A, B, C
Câu 14: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống ..........biểu hiện ở mọi nơi, mọi lúc, biểu hiện từ cách ăn mặc, cư xử với mọi người. Khi có .........con người sẽ sống tốt đẹp hơn, tránh được những việc làm xấu cho bản thân, gia đình và xã hội
- A. Đức tính trung thực
- B. Lòng tốt bụng
- C. Lòng tự trọng
- D. Tất cả đều đúng
Câu 15: Người có đạo đức
- A. Chấp hành mọi qui định của cộng đồng, tập thể
- B. Người tuân thủ kỉ luật
- C. Được mọi người ủng hộ và tự giác thực hiện
- D. A, B, C đúng
Câu 16: Biểu hiện của đúng kỉ luật
- A. Đi học đúng giờ
- B. Luôn làm sai
- C. Phạm luật giao thông
- D. Vượt đèn đỏ
Câu 17: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống “Trong giáo dục không những phải có tri thức phổ thông mà phải có ......... cách mạng. Có tài phải có đức .Có ..... không có ....., tham ô hủ hoá có hại cho nước. Có ......không có ........như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được ai” _Hồ Chí Minh_
- A. Đạo đức, tài và đức
- B. Đạo đức, tài...đức. đức...tài
- C. Tài, tài...đức, đức...tài
- D. Đạo đức, đức.....tài,tài... đức
Câu 18: Câu : Ở quen thói, nói quen sáo. Nói về?
- A. Đạo đức
- B. Tính kỷ luật
- C. Tính tự trọng
- D. Tính trung thực
Câu 19: Là học sinh, em cần làm gì để rèn luyện đạo đức và kỷ luật
- A. không chấp hành nội quy nhà trường
- B. Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy
- C. Chăm chỉ học tập, tự rèn luyện đạo đức, lối sống kỷ luật
- D. B, C đúng
Câu 20: Ai là tấm gương tiêu biểu về lối sống có đạo đức và kỷ luật
- A. Bác Hồ
- B. Đại tướng Võ Nguyên Giáp
- C. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam
- D. Cả 3 đáp án trên
Câu 21: Cho tình huống : T là học sinh cấp 3, T sử dụng xe gắn máy lượn lách đánh võng trên đường, không đội mũ bảo hiểm. Khi công an gọi lại và liệt kê các tội T đã vi phạm Luật an toàn giao thông, T đã gọi điện cho bố( một quan chức) . Bố T tiếp tục đến và xin các chiến sĩ công an giao thông tha cho T để không mất tiền nộp phạt và không bị giữ xe. Nếu em là chú công an, e, sẽ xử lý như thế nào
- A. Phạt T 200.000d nộp tiền luôn và đưa xe cho T đi về
- B. Không phạt vì “nể” bố T
- C. Lập biên bản, thu giữ xe và yêu cầu T về trụ sở công an giải quyết, nộp phạt trên kho bạc địa phương, sau đúng số ngày phạt giữ xe thì trả lại xe cho T
Câu 22: Em hãy cho biết, trong những hành vi sau đây hành vi nào không thể hiện tình yêu thương con người?
- A. Mẹ bạn Hải không may bị ốm, Nam biết tin đã rủ một bạn khác tới thăm hỏi; chăm sóc mẹ bạn Hải.
- B. Bé Thuý ở nhà một mình, chẳng may bị ngã. Long đi học về qua thấy vậy đã vào băng bó vết thương cho Thuý và mời thầy thuốc đến khám cho em.
- C. Vân bị ốm phải xin phép nghỉ học ở nhà một tuần. Chi đội lớp 7 A cử Toàn chép và giảng bài cho Vân sau mỗi buổi học, nhưng bạn Toàn không đồng ý với lí do Vân không phải là bạn thân của Toàn
- D. An luôn giúp đỡ người khác
Câu 23: Câu ca dao, tục ngữ thể hiện tình yêu thương con người.
- A. Thương người như thể thương thân
- B. Lá lành đùm lá rách
- C. Kính lão đắc thọ
- D. A, B, C
Câu 24: Hành động nào là biểu hiện không yêu thương con người?
- A. Đánh chửi bố mẹ.
- B. Đánh thầy giáo.
- C. Đánh bạn cùng lớp vì không cho chép bài.
- D. Cả A, B, C.
Câu 25: Yêu thương con người là gì?
- A. Quan tâm người khác.
- B. Giúp đỡ người khác.
- C. Làm những điều tốt đẹp cho người khác.
- D. Cả A, B, C.
Câu 26: Lòng yêu thương con người
- A. Xuất phát từ tấm lòng, chân thành, vô tư, trong sáng.
- B. Xuất phát từ mục đích
- C. Hạ thấp giá trị con người
- D. Làm những điều có hại cho người khác
Câu 27: Điều đầu tiên Bác Hồ dạy thiếu nhi nhi đồng là
- A. Yêu thương con người
- B. Yêu đồng bào, yêu tổ quốc
- C. Yêu tổ quốc, yêu đồng bào
- D. Học tập tốt, có lòng yêu thương
Câu 28: “Không ai sinh ra đã căm ghét người khác bởi vì màu da, xuất thân hay tôn giáo. Con người phải học để hận thù, và nếu họ có thể học được hận thù, họ cũng có thể được dạy biết..........., vì .............đến với trái tim con người tự nhiên hơn là thứ tình cảm đối lập với nó”. Nelson Mandela Điền từ thích hợp vào chỗ chấm.
- A. Yêu thương, tình yêu thương
- B. Nhân từ, lòng nhân từ
- C. Nhân ái, lòng nhân ái
- D. Tốt bụng, lòng tốt
Câu 29: Câu danh ngôn nào không nói về lòng yêu thương
- A. Nhưng bạn thấy đó, thước đo về địa ngục mà bạn có thể chịu đựng cũng là thước đo về tình yêu thương mà bạn có.
- B. Một từ giải phóng chúng ta khỏi sức nặng và đau đớn của cuộc đời đó là : Yêu thương
- C. Nếu không muốn nghe lời xấu thì đừng nói lời xấu
- D. Việc làm nghiêm chỉnh nhất của ta trên trái đất này là yêu thương, những việc khác chẳng đáng kể
Câu 30: Câu thành ngữ: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy nói về điều gì ?
- A. Lòng biết ơn đối với thầy cô.
- B. Lòng trung thành đối với thầy cô.
- C. Căm ghét thầy cô.
- D. Giúp đỡ thầy cô.
Câu 31: Bạn D ra đường gặp thầy giáo dạy môn Công nghệ không chào vì bạn cho rằng môn công nghệ là môn phụ nên không chào, chỉ chào các thầy cô dạy môn chính. D là người như thế nào ?
- A. D là người vô trách nhiệm.
- B. D là người vô tâm.
- C. D là người vô ơn.
- D. D là người vô ý thức.
Câu 32: Biểu hiện của tôn sư trọng đạo là?
- A. Chào hỏi thầy cô bất cứ đâu.
- B. Đến thăm thầy cô nhân ngày 20/11.
- C. Thăm hỏi thầy cô khi thầy cô ốm đau.
- D. Cả A,B,C.
Câu 33: Đối lập với tôn sư trọng đạo là ?
- A. Trách nhiệm.
- B. Vô ơn.
- C. Trung thành.
- D. Ý thức.
Câu 34: Hằng năm sắp đến ngày 20/11 nhà trường đều tổ chức đợt thi đua chào mừng 20/11 như: Học tốt, viết báo tường, thi văn nghệ. Các việc làm đó thể hiện điều gì?
- A. Tri ân các thầy cô giáo.
- B. Giúp đỡ các thầy cô giáo.
- C. Tri ân học sinh.
- D. Giúp đỡ học sinh.
Câu 35: Câu tục ngữ : Ăn cháo đá bát nói đến điều gì ?
- A. Sự vô ơn, phản bội.
- B. Tiết kiệm.
- C. Sự trung thành.
- D. Khiêm tốn.
Câu 36: Khi đi chợ cùng mẹ, em nhận ra cô giáo X đã về hưu và cô đang mua rau. Trong tình huống này em sẽ làm gì?
- A. Đi nhẹ nhàng qua chỗ cô để cô không nhìn thấy.
- B. Đi sang lối đi khác để không gặp mặt cô.
- C. Lờ đi coi như không biết.
- D. Đến chào và hỏi thăm sức khỏe cô.
Câu 37: Tục ngữ có câu: Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy. Mùng 3 tết thầy có nghĩa là gì?
- A. Mùng 3 Tết thầy giáo hay mời đến chơi .
- B. Mùng 3 Tết là ngày đẹp nên cần đi chơi.
- C. Mùng 3 Tết cần đến chúc tết thầy vì thầy là người dạy dỗ thứ 2 sau cha mẹ.
- D. Tết nhà Thầy được tổ chức vào mùng 3.
Câu 38: Tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với thầy cô giáo được gọi là gì ?
- A. Nhân văn.
- B. Chí công vô tư.
- C. Tôn sư trọng đạo.
- D. Nhân đạo.
Câu 39: Đối với những hành vi vô lễ với các thầy, cô giáo chúng ta cần phải làm gì?
- A. Nêu gương.
- B. Phê bình, lên án.
- C. Khen ngợi.
- D. Học làm theo.
Câu 40: Trong những câu dưới đây, theo em, câu nào thể hiện rõ nhất về tôn trọng đạo?
- A. Ân trả, nghĩa đền.
- B. Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
- C. Ăn cháo đá bát
- D. Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy. (Nhất tự vi sư, bán tự vi sư).
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm GDCD 7 học kì I (P5)
- Trắc nghiệm GDCD 7 học kì I (P2)
- Trắc nghiệm công dân 7 bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa
- Trắc nghiệm GDCD 7 học kì II (P5)
- Trắc nghiệm GDCD 7 học kì II (P2)
- Trắc nghiệm công dân 7 bài 8: Khoan dung
- Trắc nghiệm công dân 7 bài 2: Trung thực
- Trắc nghiệm GDCD 7 học kì II (P3)
- Trắc nghiệm GDCD 7 học kì I (P3)
- Trắc nghiệm công dân 7 bài 3: Tự trọng
- Trắc nghiệm công dân 7 bài 18: Bộ máy nhà nước cấp cơ sở ( xã, phường, thị trấn)
- Trắc nghiệm công dân 7 bài 11: Tự tin