Trắc nghiệm GDCD 7 học kì II (P1)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 7 học kì II (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Yêu cầu của làm việc có kế hoạch
- A. Cân đối các nhiệm vụ
- B. Thời gian hợp lý
- C. Đảm bảo thời gian nghĩ ngơi và học tập
- D. A, B, C
Câu 2: Em thử dự đoán xem với cách làm việc theo kế hoạch thì sẽ đem lại kết quả gì?
- A. Hoàn thành công việc đến nơi đến chốn và có hiệu quả, không bỏ sót công việc
- B. Chủ động thời gian làm việc
- C. Nề nếp
- D. A, B, C
Câu 3: Nhờ đâu mà Bác Hồ biết được nhiều thứ tiếng ?
- A. Sống và làm việc có kế hoạch.
- B. Siêng năng, cần cù.
- C. Tiết kiệm.
- D. Cả A, B, C
Câu 4: Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch
- A. Xác định nhiệm vụ
- B. Sắp xếp công việc
- C. A, B đúng
- D. A, B sai
Câu 5: Con dại cái mang" muốn nói đến trách nhiệm của ai đối với trẻ em
- A. Gia đình
- B. Nhà trường
- C. Xã hội
- D. Nhà nước
Câu 6: Quyền được bảo vệ trẻ em không bao gồm những quyền nào sau đây?
- A. Quyền được bảo vệ tính mạng, thân thể
- B. Quyền được khai sinh có quốc tịch
- C. Quyền được học tập dạy dỗ
- D. Quyền được bảo vệ danh dự nhân phẩm
Câu 7: Các loại luật liên quan đến quyền trẻ em là?
- A. Hiến pháp.
- B. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- C. Luật hôn nhân và gia đình.
- D. Cả A, B, C.
Câu 8: Các loại luật liên quan đến quyền trẻ em là?
- A. Hiến pháp.
- B. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- C. Luật hôn nhân và gia đình.
- D. Cả A, B, C.
Câu 9: Luật bảo vệ môi trường được Nhà nước ta ban hành lần đầu tiên vào
- A. Tháng 8 - 1991.
- B. Tháng 1 - 1994.
- C. Tháng 12 - 2003.
- D. Tháng 4 - 2007.
Câu 10: Ngày môi trường thế giới là?
- A. 5/6.
- B. 5/7.
- C. 5/8.
- D. 5/9.
Câu 11: Nhận định đúng nhất về tài nguyên rừng của nước ta hiện nay là
- A. Tài nguyên rừng đang tiếp tục bị suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng.
- B. Dù tổng diện tích rừng đang được phục hồi nhưng chất lượng vẫn tiếp tục suy giảm.
- C. Tài nguyên rừng của nước ta đang được phục hồi cả về số lượng lẫn chất lượng.
- D. Chất lượng rừng đã được phục hồi nhưng diện tích rừng đang giảm sút nhanh
Câu 12: Yếu tố nào sau đây không phải là tài nguyên thiên nhiên?
- A. Dung dịch HCl được điều chế trong phòng thí nghiệm.
- B. Rừng.
- C. San hô.
- D. Cá voi.
Câu 13: Đối với đất ở miền núi phải bảo vệ bằng cách :
- A. Đẩy mạnh du canh, bảo vệ vốn rừng.
- B. Nâng cao hiệu quả sử dụng, có chế độ canh tác hợp lí.
- C. Tăng cường bón phân, cải tạo thích hợp theo từng loại đất.
- D. Áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác nông - lâm.
Câu 15: Những sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được gọi là:
- A. di tích lịch sử - văn hóa
- B. di sản văn hóa vật thể
- C. di sản văn hóa phi vật thể
- D. danh lam thắng cảnh
Câu 16: Hát xoan, hát quan họ thuộc loại di sản văn hóa nào ?
- A. Di sản văn hóa vật thể.
- B. Di sản văn hóa phi vật thể.
- C. Di tích lịch sử.
- D. Danh lam thắng cảnh.
Câu 17: Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể hay còn được gọi là?
- A. Di sản văn hóa vật chất và tinh thần.
- B. Di sản văn hóa vô hình và hữu hình.
- C. Di sản văn hóa trừu tượng và phi trừu tượng.
- D. Di sản văn hóa đếm được và không đếm được.
Câu 18: Hành vi nào thể hiện tín ngưỡng:
- A. Không ăn trứng trước khi đi thi
- B. Thắp hương trước lúc đi xa
- C. Xem bói để biết trước tương lai
- D. Yểm bùa
Câu 19: Thờ đức chúa, không thắp hương mà đi nghe giảng kinh đạo thuộc đạo nào?
- A. Đạo Tin lành.
- B. Đạo Thiên Chúa.
- C. Đạo Phật.
- D. Đạo Hòa Hảo.
Câu 20: Thắp hương thờ cúng tổ tiên được gọi là?
- A. Tôn giáo.
- B. Tín ngưỡng.
- C. Mê tín dị đoan.
- D. Truyền giáo.
Câu 21: Hành vi nào sau đây thể hiện mê tín dị đoan?
- A. Đi lễ chùa
- B. Thắp hương trên bàn thờ tổ tiên
- C. Chữa bệnh bằng phù phép
- D. Đi lễ nhà thờ
Câu 22: Các quan niệm: Không ăn trứng trước khi đi thi, không ăn lạc khi thi được gọi là?
- A. Tôn giáo.
- B. Tín ngưỡng.
- C. Mê tín dị đoan.
- D. Truyền giáo.
Câu 23: Hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy được gọi là?
- A. Tôn giáo.
- B. Tín ngưỡng.
- C. Mê tín dị đoan.
- D. Truyền giáo.
Câu 24: Mùng năm mười bốn hai ba/Đi chơi cũng thiệt huống là đi buôn nói về yếu tố nào?
- A. Tôn giáo.
- B. Tín ngưỡng.
- C. Mê tín dị đoan.
- D. Truyền giáo.
Câu 25: Di sản văn hóa có mấy loại ?
- A. 4 loại
- B. 3 loại
- C. 2 loại
- D. 1 loại
Câu 26: Tài nguyên thiên nhiên là gì ?
- A. Có ích cho con người.
- B. Bao gồm đất, nước, không khí.
- C. Là tài sản của đất nước do con người làm ra.
- D. Là của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống.
Câu 27: Chiếc áo dài là trang phục truyền thống của người Việt Nam thuộc loại di sản văn hóa:
- A.Vật thể
- B. Phi vật thể
- C. Truyền thống
- D. Nét đẹp
Câu 28: Di sản văn hóa bao gồm:
- A. Di sản văn hóa vật thể.
- B. Di sản văn hóa phi vật thể.
- C. Danh lam thắng cảnh.
- D. Câu A, B đúng.
Câu 29: Trẻ em Việt nam có quyền :
- A. Quyền chăm sóc, quyền bảo vệ
- B. Quyền giáo dục, quyền bảo vệ
- C. Quyền giáo dục, quyền bảo vệ, quyền được chăm sóc
- D. Quyền bảo vệ, vui chơi giải trí
Câu 30: Ngày môi trường thề giới là:
- A. 5/6
- B. 6/5
- C. 15/6
- D. 16/5
Câu 31 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời ngày, tháng ?
- A. 2/3
- B. 3/2
- C. 2/2
- D. 4/3
Câu 32: Ngày 2/9/1945 Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập lấy tên nước ta là :
- A. Công nông đầu tiên
- B. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- C. Việt Nam dân chủ cộng hòa
- D. Việt Nam
Câu 33: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên phải:
- A. Khai thác , chế biến phù hợp
- B. Khai thác , sử dụng hợp lí ,tiết kiệm
- C. Xử lí chất thải , đầu tư kỉ thuật
- D. Khai thác, xử lí chất thải
Câu 34: Cơ quan nào dưới đây là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất?
- A. Quốc hội
- B. Viện kiểm soát nhân dân tối cao
- C. Chính phủ
- D. Tòa án nhân dân
Câu 35: Trường hợp bị kẻ xấu đe dọa, lôi kéo vào con đường phạm tội, em sẽ làm gì ?
- A. Im lặng, bỏ qua
- B. Biết là sai nhưng vì bị đe dọa nên sợ phải làm theo lời dụ dỗ
- C. Tìm mọi cách phản ánh ngay cho cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương
- D. Không có ý nào đúng
Câu 36: Lãnh đạo Nhà nước ta:
- A. Quốc hội
- B. Đảng cộng sản Việt Nam
- C. Nhân dân
- D. Chính phủ
Câu 37: Bộ máy nhà nước chia làm mấy loại cơ quan?
- A. Cơ quan quyền lực , cơ quan hành chính
- B. Cơ quan quyền lực, cơ quan xét xử
- C. Cơ quan xét xử , cơ quan kiểm sát , cơ quan quyền lực
- D. Cơ quan quyền lực , cơ quan hành chính, Cơ quan xét xử , cơ quan kiểm sát
Câu 38: Hành vi nào dưới đây là phạm pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng?
- A. Phá phách nơi thờ tự
- B. Mặt quần áo thiếu văn hóa vào chùa, nhà thờ
- C. Nói chuyện ồn ào trong lúc làm lễ ở chùa
- D. Tất cả đều đúng
Câu 39: Cơ quan nào dưới đây là cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước?
- A. Quốc hội
- B. Chính phủ
- C. Toà án nhân dân
- D. Hội đồng nhân dân
Câu 40: Cha mẹ đăng kí giấy khai sinh cho con cái thì đến cơ quan nào?
- A. Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) bầu ra
- B. Trường học
- C. Trạm y tế
- D. Công an xã (phường, thị trấn)
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm công dân 7 bài 6: Tôn sư trọng đạo
- Trắc nghiệm GDCD 7 học kì II (P4)
- Trắc nghiệm công dân 7 bài 5: Yêu thương con người
- Trắc nghiệm công dân 7 bài 3: Tự trọng
- Trắc nghiệm công dân 7 bài 17: Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Trắc nghiệm công dân 7 bài 13: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam
- Trắc nghiệm GDCD 7 học kì I (P1)
- Trắc nghiệm công dân 7 bài 8: Khoan dung
- Trắc nghiệm công dân 7 bài 7: Đoàn kết, tương trợ
- Trắc nghiệm công dân 7 bài 11: Tự tin
- Trắc nghiệm công dân 7 bài 1: Sống giản dị
- Trắc nghiệm công dân 7 bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa