Trắc nghiệm công dân 7 bài 6: Tôn sư trọng đạo
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài Trắc nghiệm GDCD 7 bài 6: Tôn sư trọng đạo . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Hành vi nào thể hiện sự tôn sư trọng đạo
- A. Ra đường và gặp thầy cô giáo cũ Hạnh đứng nghiêm chào cô
- B. Khi phát bài kiểm tra bị điểm thấp nên An đã xé ngay và bỏ vào sọt rác
- C. Khi gặp cô giáo cũ Hoa đã làm lơ và đi luôn
- D. An có thái độ vô lễ, thiếu tôn trọng thầy giáo
Câu 2: Đối lập với tôn sư trọng đạo là ?
- A. Trách nhiệm.
- B. Vô ơn.
- C. Trung thành.
- D. Ý thức.
Câu 3: Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo là gì?
- A. Là truyền thống quý báu của dân tộc
- B. Thể hiện lòng biết ơn của thầy cô giáo cũ.
- C. Là nét đẹp trong tâm hồn con người
- D. A, B, C đúng
Câu 4: Câu tục ngữ: Ăn cháo đá bát nói đến điều gì?
- A. Sự vô ơn, phản bội.
- B. Tiết kiệm.
- C. Sự trung thành.
- D. Khiêm tốn.
Câu 5: Khi đi chợ cùng mẹ, em nhận ra cô giáo X đã về hưu và cô đang mua rau. Trong tình huống này em sẽ làm gì?
- A. Đi nhẹ nhàng qua chỗ cô để cô không nhìn thấy.
- B. Đi sang lối đi khác để không gặp mặt cô.
- C. Lờ đi coi như không biết.
- D. Đến chào và hỏi thăm sức khỏe cô.
Câu 6: Tục ngữ có câu: Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy. Mùng 3 tết thầy có nghĩa là gì?
- A. Mùng 3 Tết thầy giáo hay mời đến chơi .
- B. Mùng 3 Tết là ngày đẹp nên cần đi chơi.
- C. Mùng 3 Tết cần đến chúc tết thầy vì thầy là người dạy dỗ thứ 2 sau cha mẹ.
- D. Tết nhà Thầy được tổ chức vào mùng 3.
Câu 7: Câu thành ngữ: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy nói về điều gì?
- A. Lòng biết ơn đối với thầy cô.
- B. Lòng trung thành đối với thầy cô.
- C. Căm ghét thầy cô.
- D. Giúp đỡ thầy cô.
Câu 8: Tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với thầy cô giáo được gọi là gì?
- A. Nhân văn.
- B. Chí công vô tư.
- C. Tôn sư trọng đạo.
- D. Nhân đạo.
Câu 9: Bạn D ra đường gặp thầy giáo dạy môn Công nghệ không chào vì bạn cho rằng môn công nghệ là môn phụ nên không chào, chỉ chào các thầy cô dạy môn chính. D là người như thế nào?
- A. D là người vô trách nhiệm.
- B. D là người vô tâm.
- C. D là người vô ơn.
- D. D là người vô ý thức.
Câu 10: Trong những câu dưới đây, theo em, câu nào thể hiện rõ nhất về tôn trọng đạo?
- A. Ân trả, nghĩa đền.
- B. Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
- C. Ăn cháo đá bát
- D. Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy. (Nhất tự vi sư, bán tự vi sư).
Câu 11: Câu ca dao, tục ngữ nói về sự kính trọng và lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo.
- A. Không thầy đố mày làm nên
- B. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
- C. Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
- D. A, B, C đều đúng
Câu 12: Biểu hiện của tôn sư trọng đạo là?
- A. Chào hỏi thầy cô bất cứ đâu.
- B. Đến thăm thầy cô nhân ngày 20/11.
- C. Thăm hỏi thầy cô khi thầy cô ốm đau.
- D. Cả A, B, C.
Câu 13: Đối với những hành vi vô lễ với các thầy, cô giáo chúng ta cần phải làm gì?
- A. Nêu gương.
- B. Phê bình, lên án.
- C. Khen ngợi.
- D. Học làm theo.
Câu 14: Đối lập với tôn sư trọng đạo là?
- A. Trách nhiệm.
- B. Vô ơn.
- C. Trung thành.
- D. Ý thức.
Câu 15: Hằng năm sắp đến ngày 20/11 nhà trường đều tổ chức đợt thi đua chào mừng 20/11 như: Học tốt, viết báo tường, thi văn nghệ. Các việc làm đó thể hiện điều gì?
- A. Tri ân các thầy cô giáo.
- B. Giúp đỡ các thầy cô giáo.
- C. Tri ân học sinh.
- D. Giúp đỡ học sinh.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm công dân 7 bài 4: Đạo đức và kỉ luật
- Trắc nghiệm công dân 7 bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa
- Trắc nghiệm GDCD 7 học kì I (P3)
- Trắc nghiệm GDCD 7 học kì II (P3)
- Trắc nghiệm GDCD 7 học kì II (P4)
- Trắc nghiệm công dân 7 bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo
- Trắc nghiệm công dân 7 bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ
- Trắc nghiệm công dân 7 bài 3: Tự trọng
- Trắc nghiệm công dân 7 bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa
- Trắc nghiệm công dân 7 bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- Trắc nghiệm công dân 7 bài 8: Khoan dung
- Trắc nghiệm GDCD 7 học kì I (P4)