Trắc nghiệm địa lí 12 bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm (P2)

2 lượt xem

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 12 bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đặc điểm quan trọng nhất của vùng kinh tế trọng điểm là :

  • A. Tập trung các tỉnh, thành phố có lợi thế về vị trí, tài nguyên, ranh giới cố định.
  • B. Hội tụ đầy đủ các thế mạnh ; tập trung tiềm lực kinh tế ; hấp dẫn các nhà đầu tư.
  • C. Có tỉ trọng lớn trong GDP của cả nước, tạo ra tốc độ tăng trưởng nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ cho các vùng khác.
  • D. Có khả năng thu hút các ngành công nghiệp và dịch vụ then chốt.

Câu 2: Đặc điểm không giống nhau của các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta là:

  • A. có số dân đông, tập trung nhiều đô thị
  • B. bao gồm phạm vi nhiều tỉnh (thành phố) và ranh giới có thể thay đổi
  • C. hội tụ đầy đủ các thế mạnh và hấp dẫn các nhà đầu tư
  • D. có khả năng thu hút các ngành về công nghệ và du lịch

Câu 3: Phải xây dựng trên lãnh thổ nước ta ba vùng kinh tế trọng điểm bởi vì :

  • A. Đặc điểm lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang, điều kiện kinh tế xã hội có sự phân dị giữa các vùng, trình độ phát triển kinh tế còn thấp.
  • B. Yêu cầu của việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, hội nhập với khu vực và quốc tế.
  • C. Để tận dụng những tiến bộ của khoa học kĩ thuật trên thế giới, rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước có nền kinh tế phát triển.
  • D. Để tập trung tiềm lực vào những vùng có điều kiện thuận lợi nhất.

Câu 4: Nhận định nào dưới đây là chưa hợp lí trước khi xây dựng các vùng kinh tế trọng điểm :

  • A. Không thể đầu tư phát triển kinh tế đồng đều cho tất cả các vùng lãnh thổ.
  • B. Ưu tiên đầu tư vào những vùng có tiềm lực kinh tế, từ đó tạo sự phát triển lan tỏa sang các vùng khác.
  • C. Vẫn còn tồn tại những vùng trong tình trạng chậm phát triển hoặc trì trệ.
  • D. Khi tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt ở mức cao, yêu cầu phải có trọng điểm đầu tư phát triển.

Câu 5: Vùng kinh tế trọng điểm được hiểu là vùng :

  • A. Phải có khả năng thu hút các ngành công nghiệp và dịch vụ then chốt.
  • B. Phải có tỉ trọng lớn trong GDP của cả nước, có sức hút đối với các nhà đầu tư.
  • C. Phải tạo ra tốc độ tăng trưởng nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ cho các vùng khác.
  • D. Hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện phát triển và có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế đất nước.

Câu 6: Đối với vùng kinh tế trọng điểm, những điều kiện được coi là quan trọng hơn cả là :

  • A. Lực lượng lao động kĩ thuật; có các trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học; có các ngành công nghiệp dịch vụ then chốt.
  • B. Phải có khả năng đầu tư lớn để tái sản xuất mở rộng.
  • C. Phải thu hút mạnh những ngành công nghiệp mới và các ngành dịch vụ then chốt.
  • D. Lao động kĩ thuật, công nghệ tiên tiến.

Câu 7: Lợi thế của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ so với các vùng khác là :

  • A. Vị trí địa lí.
  • B. Tài nguyên thiên nhiên.
  • C. Chất lượng lao động.
  • D. Cơ sở hạ tầng.

Câu 8: Hạn chế lớn nhất về cơ sở hạ tầng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là :

  • A. Giao thông vận tải đường ô tô.
  • B. Giao thông vận tải đường sắt còn tồn tại nhiều khổ đường khác nhau.
  • C. Năng lực tiếp nhận tàu trọng tải lớn của cảng Hải Phòng hạn chế.
  • D. Hệ thống cấp thoát nước trong đô thị và các khu công nghiệp chưa đảm bảo.

Câu 9: Thế mạnh hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là

  • A. khai thác, chế biến khoáng sản và thuỷ điện.
  • B. phát triển trồng rừng, khai thác khoáng sản.
  • C. chăn nuôi gia súc và trồng cây công nghiêp ngắn ngày.
  • D. khai thác tổng hộp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng.

Câu 10: Tỉnh nào sau đây không nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trước năm 2000?

  • A. Bình Dương.
  • B. Đồng Nai.
  • C. Bà Rịa – Vũng Tàu.
  • D. Tây Ninh

Câu 11: Nguồn tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là

  • A. các mỏ dầu khí ở thềm lục địa.
  • B. các mỏ khoáng sản than.
  • C. diện tích rừng giàu lớn.
  • D. đất badan và đất phù sa cổ bạc màu.

Câu 12: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, trung tâm công nghiệp lớn nhất ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là

  • A. Quảng Ngãi.
  • B. Huế.
  • C. Đà Nẵng.
  • D. Quy Nhơn.

Câu 13: Tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là

  • A. có nhiều rừng với các loại lâm sản quý hiếm.
  • B. sông suối có trữ năng thuỷ điện khá lớn.
  • C. có nhiều mỏ than với quy mô lớn.
  • D. có nhiều mỏ dầu khí ở thềm lục địa.

Câu 14: Nguồn tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là

  • A. các mỏ dầu khí ở thềm lục địa.
  • B. các mỏ khoáng sản than.
  • C. diện tích rừng giàu lớn.
  • D. đất ba dan và đất phù sa cổ bạc màu.

Câu 15 Các tỉnh của Đông Nam Bộ được đưa vào vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ sau năm 2000 là:

  • A. Tiền Giang, Long An, Bình Phước.
  • B. Bình Thuận, Tây Ninh, Bình Phước.
  • C. Tây Ninh, Bình Phước, Long An
  • D. Bình Phước, Tây Ninh.

Câu 16: Để phát triển kinh tế - xã hội đồng đều giữa các vùng lãnh thổ, vùng kinh tế trọng điểm nào cần ưu tiên đầu tư ?

  • A. Vùng kinh tế trọng điểm: Bắc Bộ và miền Trung.
  • B. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
  • C. Vùng kinh tế trọng điểm: miền Trung và Nam Bộ.
  • D. Vùng kinh tế trọng điểm: Nam Bộ và Bắc Bộ.

Câu 17: Những khó khăn cần giải quyết của vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ là :

  • A. Lao động tại chỗ chưa đáp ứng yêu cầu phát triển cả về số lượng và chất lượng.
  • B. Thất nghiệp, thiếu việc làm.
  • C. Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.
  • D. Chênh lệch quá lớn về trình độ phát triển kinh tế giữa các tỉnh, thành phố trong vùng.

Câu 18: Vùng kinh tế trọng điểm không phải là vùng

  • A. bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố
  • B. Hội tụ đầy đủ các thế mạnh
  • C. Có ranh giới không thay đổi
  • D. Có tỉ trọng lớn trong GDP cả nước

Câu 19: Thế mạnh nổi bật nhất của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là

  • A. vị trí địa lí thuận lợi
  • B. nguồn lao động đông, chất lượng cao
  • C. lịc sử khai thác lâu đời
  • D. giàu khoáng sản

Câu 20: Vùng kinh tế trọng điểm không phải là vùng

  • A. bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố.
  • B. hội tụ đầy đủ các thế mạnh.
  • C. có tỉ trọng lớn trong GDP cả nước.
  • D. cố định về ranh giới theo thời gian.

Câu 21: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta?

  • A. Vùng có khả năng thu hút các ngành mới về Công nghiệp và dịch vụ
  • B. Vùng gồm một vài tỉnh có ranh giới xác định
  • C. Vùng có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, tỉ trọng GDP lớn
  • D. Vùng có nhiều tiềm lực kinh tế, có khả năng thu hút đầu tư

Câu 22: Vấn đề không cần giải quyết liên quan đến công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là

  • A. đẩy mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm
  • B. tạo ra nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường
  • C. hình thành các khu công nghiệp tập trung
  • D. bổ sung lực lượng lao động

Câu 23: Vấn đề cần giải quyết liên quan đến nông nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là

  • A. chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao
  • B. mở rộng diện tích canh tác
  • C. chỉ sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi đã có
  • D. hình thành các vùng chuyên canh có quy mô lớn

Câu 24: Thế mạnh hàng đầu của vùng kinh tế trọng đểm miền Trung là

  • A. khai thác lãnh thổ theo chiều sâu
  • B. khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng
  • C. nguồn lao động đông, trình độ cao
  • D. cơ sở hạ tầng hoàn thiện nhất cả nước
Xem đáp án

=> Kiến thức Giải TBĐ địa 12 bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm


Trắc nghiệm địa lí 12 bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm (P3) Trắc nghiệm địa lí 12 bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm (P1)
Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội