Trắc nghiệm Địa lí 8 học kì I (P1)

139 lượt xem

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 8 học kì I (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Châu Á có nhiều dầu mỏ, khí đốt tập trung chủ yếu ở khu vực nào?

  • A. Đông Nam Á
  • B. Tây Nam Á
  • C. Trung Á
  • D. Nam Á

Câu 2: Châu Á là châu lục:

  • A. Chiếm 1/3 diện tích đất nổi trên Trái Đất.
  • B. Một bộ phận của lục địa Á Âu.
  • C. Tất cả đều đúng.
  • D. Tất cả đều sai.

Câu 3: Châu Á có diện tích phần đất liền rộng khoảng:

  • A. 40 triệu km2.
  • B. 41,5 triệu km2.
  • C. 42,5 triệu km2.
  • D. 43,5 triệu km2.

Câu 4: Châu Á tiếp giáp với châu lục nào?

  • A. Châu Âu, châu Phi.
  • B. Châu Đại Dương.
  • C. Châu Mĩ.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 5: Châu Á không tiếp giáp với đại dương nào?

  • A. Bắc Băng Dương.
  • B. Đại Tây Dương,
  • C. Thái Bình Dương.
  • D. Ấn Độ Dương.

Câu 6: Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam của châu Á:

  • A. 8.200km
  • B. 8.500km
  • C. 9.000km
  • D. 9.500km

Câu 7: Châu Á có diện tích rộng

  • A. nhất thế giới.
  • B. thứ hai thế giới.
  • C. thứ ba thế giới.
  • D. thứ tư thế giới.

Câu 8: Sông Trường Giang chảy trên đồng bằng nào?

  • A. Hoa Bắc
  • B. Ấn Hằng
  • C. Hoa Trung
  • D. Lưỡng Hà

Câu 9: Việt Nam năm trong đới khí hậu nào?

  • A. Ôn đới
  • B. Cận nhiệt đới
  • C. Nhiệt đới
  • D. Xích đạo

Câu 10: Hãy cho biết ở châu Á đới khí hậu nào có sự phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau?

  • A. Đới khí hậu cận nhiệt.
  • B. Đới khí hậu nhiệt đới.
  • C. Đới khí hậu Xích đạo.
  • D. Tất cả đều sai.

Câu 11: Châu Á có bao nhiêu đới khí hậu?

  • A. 4
  • B. 5
  • C. 6
  • D. 7

Câu 12: Kiểu khí hậu lục địa ở châu Á bao gồm các kiểu:

  • A. khí hậu nhiệt đới lục địa.
  • B. khí hậu cận nhiệt lục địa.
  • C. khí hậu ôn đới lục địa
  • D. Cả 3 kiểu khí hậu trên.

Câu 13: Nhận xét nào chưa đúng về khí hậu châu Á

  • A. Khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều đới khác nhau
  • B. Các đới khí hậu châu Á phân thành nhiêu kiểu khí hậu khác nhau
  • C. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa.
  • D. Khí hậu châu Á phổ biết là đới khí hậu cực và cận cực.

Câu 14: Tại sao khí hậu châu Á lại chia thành nhiều đới:

  • A. Do lãnh thổ trải dải từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo.
  • B. Do Lãnh thổ trải dài theo chiều kinh tuyết.
  • C. Do ảnh hưởng của các dãy núi.
  • D. Do châu Á giáp với nhiều đại dương lớn.

Câu 15: Châu Á có nhiều đới khí hậu khác nhau, trong mỗi đới lại có sự phân thành các kiểu khí hậu do

  • A. Do lãnh thổ trải dải từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo
  • B. Do lãnh thổ rất rộng.
  • C. Do ảnh hưởng của các dãy núi.
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 16: Châu Á có nhiều đới khí hậu khác nhau, trong mỗi đới lại có sự phân thành các kiểu khí hậu do

  • A. Do lãnh thổ trải dải từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo
  • B. Do lãnh thổ rất rộng.
  • C. Do ảnh hưởng của các dãy núi.
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 17: Các con sông lớn ở Bắc Á và Đông Á thường bắt nguồn từ

  • A. vùng núi Tây Nam Á.
  • B. Vùng núi Bắc Á.
  • C. vùng núi trung tâm Châu Á.
  • D. Vùng núi Đông Nam Á.

Câu 18: Cho biết các sông nào sau đây không thuộc khu vực Bắc Á?

  • A. Sông Ê-ni-xây, sông Lê-na
  • B. Sông Mê Công, sông Hoàng Hà.
  • C. Sông Ô-bi.
  • D. Tất cả đều sai.

Câu 19: Con sông nào chảy qua nước ta bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng?

  • A. Sông Hằng.
  • B. Sông Trường Giang,
  • C. Sông Mê Công.
  • D. Tất cả đều sai.

Câu 20: Vùng có hệ thống sông ngòi thưa và kém phát triển là

  • A. Bắc Á
  • B. Đông Á
  • C. Đông Nam Á và Nam Á.
  • D. Tây Nam Á và Trung Á

Câu 21: Các sông ở Bắc Á có đặc điểm:

  • A. Mạng lưới sông dày đặc.
  • B. Chảy theo hướng từ nam lên bắc.
  • C. Sông đóng băng vào mùa đông.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 22: Vùng trung và hạ lưu sông Ô-bi thường có lũ băng lớn vào mùa nào?

  • A. Mùa xuân.
  • B. Mùa hạ.
  • C. Mùa thu.
  • D. Mùa đông.

Câu 23: Giá trị kinh tế các sông của Bắc Á chủ yếu là:

  • A. Cung cấp nước cho sản xuất.
  • B. Nuôi trồng thủy sản.
  • C. Giao thông và thủy điện.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 24: Mùa cạn của sông ngòi Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á vào:

  • A. Mùa xuân
  • B. Mùa hạ
  • C. Mùa thu
  • D. Mùa đông

Câu 25: Dựa vào bảng 5.1, cho biết số dân châu Á so với các châu lục khác.

  • A. Đông nhất.
  • B. Gấp đôi châu Phi.
  • C. Chiếm 2/3 thế giới.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 26: Quốc gia đông dân nhất châu Á là

  • A. Trung Quốc
  • B. Thái Lan
  • C. Việt Nam
  • D. Ấn Độ

Câu 27: Tỉ lệ gia tăng dân số châu Á đang có xu hướng:

  • A. giảm.
  • B. ngang với mức trung bình thế giới.
  • C. Tất cả đều đúng.
  • D. Tất cả đều sai.

Câu 28: Quan sát hình 5.1. cho biết khu vực nào có chủng tộc Môn-gô-lô-it sống đan xen với chủng tộc Ô-xtra-lô-it?

  • A. Bắc Á.
  • B. Đông Á.
  • C. Đông Nam Á.
  • D. Tây Nam Á.

Câu 29: Chủng Môn-gô-lô-it chủ yếu phân bố ở:

  • A. Đông Nam Á, Trung Á, Nam Á.
  • B. Tây Nam Á, Trung Á, Nam Á.
  • C. Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á
  • D. Đông Nam Á, Tây Nam Á, Nam Á.

Câu 30: Điểm nào sau đây không đúng với Châu Á ?

  • A. là châu lục có dân số đong nhất thế giới.
  • B. tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao nhất thế giới.
  • C. có nhiều chủng tộc lớn.
  • D. là nơi ra đời của nhiều tông giáo lớn.

Câu 31: Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it phân bố chủ yếu ở khu vực:

  • A. Tây Nam Á
  • B. Nam Á.
  • C. Trung Á.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 32: Dân cư châu Á thuộc chủng tộc nào?

  • A. Môn-gô-lô-it.
  • B. Ô-tra-lô-it.
  • C. Ơ-rô-pê-ô-it.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 33: Các vùng ven Địa Trung Hải và trung tâm Ấn Độ có mật độ dân số:

  • A. Dưới 1 người/km2.
  • B. Từ 1 đến 50 người/km2.
  • C. Từ 50 đến 100 người/km2.
  • D. Trên 100 người/km2.

Câu 34: Quan sát H6.1. Dân cư châu Á chủ yêu tập trung ở :

  • A. Tây Á, Bắc Á và Đông Bắc Á.
  • B. Trung Á, Tây Á và Tây Nam Á.
  • C. Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á.
  • D. Đông Nam Á, Trung Á

Câu 35: Nhận xét bảng 6.1. Quốc gia có nhiều thành phố lớn (10 triệu dân trở lên) của châu Á là :

  • A. Nhật Bản *
  • B. Trung Quốc
  • C. Ấn Độ
  • D. In-đô-nê-xi-a

Câu 36: Dựa vào hình 6.1 cho biết khu vực có mật độ dân số dưới 1 người/km2 chiếm diện tích:

  • A. Nhỏ.
  • B. Vừa.
  • C. Lớn.
  • D. Tất cả đều sai.

Câu 37: Khu vực có mật độ dân số trên 100 người/km2 thường là những nơi:

  • A. Dọc theo ven biển.
  • B. Có đồng bằng màu mỡ.
  • C. Giao thông thuận tiện.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 38: Các khu vực có mật độ dân số từ 1 đến 50 người/km2 là:

  • A. Đông Nam Á.
  • B. Đông Nam Thổ Nhĩ Kì.
  • C. I-ran.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 39: Khu vực có mật độ dân số lớn nhất (trên 100 người/km2) là khu vực:

  • A. Ven biển Việt Nam, Nam Thái Lan.
  • B. Phía Đông Trung Quốc.
  • C. Một số đảo ở In-đô-nê-xi-a.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 40: Thời Cổ đại và Trung đại, các mặt hàng xuất khẩu tiêu biểu nhất của Trung Quốc là:

  • A. Vải, bông, đồ gốm
  • B. Đò sứ, tơ lụa
  • C. Gia vị, hương liệu
  • D. Thảm len, đồ trang sức, vàng bạc
Xem đáp án
Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội