Trắc nghiệm GDCD 12: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 12)

30 lượt xem

Bài có đáp án. Đề ôn thi cuối học kì 2 môn GDCD 12 phần 12. Học sinh ôn thi bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, học sinh bấm vào để xem đáp án. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa được xem là:

  • A. Điều kiện.
  • B. Cơ sở.
  • C. Tiền đề.
  • D. Động lực.

Câu 2: Quyền tự do kinh doanh của công dân có nghĩa là:

  • A. Mọi công dân đều có quyền thực hiện hoạt động kinh doanh.
  • B. Công dân có quyền quyết định quy mô và hình thức kinh doanh.
  • C. Công dân có thể kinh doanh bất kỳ ngành, nghề nào theo sở thích của mình.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 3: Luật nghĩa vụ quân sự quy định độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình là:

  • A. Từ 17 đến 27 tuổi.
  • B. Từ 17 tuổi đến 27 tuổi.
  • C. Từ đủ 18 tuổi đến hết 27 tuổi.
  • D. Từ đủ 17 tuổi đến hết 25 tuổi.

Câu 4: Những vấn đề cần được ưu tiên giải quyết trong quá trình hướng tới mục tiêu phát triển bền vững là:

  • A. Kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và quốc phòng an ninh.
  • B. Kinh tế, văn hóa, dân số, môi trường và quốc phòng an ninh.
  • C. Kinh tế, việc làm, bình đẳng giới, văn hóa xã hội.
  • D. Kinh tế, văn hóa, xã hội, bình đẳng giới và quốc phòng an ninh.

Câu 5: Trong xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa hiện nay và để đảm bảo sự lâu dài, hiệu quả, mỗi quốc gia nên chọn phát triển theo hướng:

  • A. Năng động.
  • B. Sáng tạo.
  • C. Bền vững.
  • D. Liên tục.

Câu 6: Việc đưa ra các quy định về thuế, pháp luật đã tác động đến lĩnh vực:

  • A. Môi trường.
  • B. Kinh tế.
  • C. Văn hóa.
  • D. Quốc phòng an ninh.

Câu 7: Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam là trách nhiệm của:

  • A. công dân nam từ 17 tuổi trở lên.
  • B. công dân nam từ 18 tuổi trở lên.
  • C. công dân từ 20 tuổi trở lên.
  • D. mọi công dân Việt Nam.

Câu 8: Vào khoảng 22h đêm, trên đường liên xã về nhà, anh N lái xe ô tô không may đâm vào ông M đi xe đạp điện có uống nhiều rượu, đi lấn làn đường, làm ông M tử vong. Anh N xuống xe, thấy ông M đã tử vong thì rất sợ nhưng thấy đường vắng, nghĩ không ai nhìn thấy nên anh N đã đi đến nhà anh trai mình để trốn. Khi đó người dân phát hiện và tố cáo. Vậy quyền ra lệnh khám chỗ ở và bắt anh N thuộc thẩm quyền của ai?

  • A. Trưởng đồn biên phòng.
  • B. Trưởng công an huyện.
  • C. Trưởng công an xã.
  • D. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.

Câu 9: Có ba người cùng sản xuất gạo H, K, L. Anh H cung ứng cho thị trường 5 tạ gạo với giá mỗi kg giá 5000đ; Anh K cung ứng 8 tạ gạo với giá mỗi kg giá 5500đ; Anh L cung ứng 10 tạ gạo với mỗi kg giá 6.000đ. Hỏi: Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một kg gạo gần sát với thời gian lao động cá biệt của người sản xuất nào?

  • A. Người K.
  • B. Không ai cả.
  • C. Người L.
  • D. Người H.

Câu 10: "Hình thức dân chủ với những qui chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước." là:

  • A. Hình thức dân chủ trực tiếp.
  • B. Hình thức dân chủ gián tiếp.
  • C. Hình thức dân chủ tập trung.
  • D. Hình thức dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Câu 11: Ngày 22/5/2011, Việt Nam tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Công dân nào dưới đây đủ điều kiện được ứng cử khi có ngày sinh là:

  • A. 21/5/1990.
  • B. 21/4/1991.
  • C. 21/5/1994.
  • D. 21/5/1993.

Câu 12: Trong một lần đi dự tiệc sinh nhật của H, vốn sẵn có mâu thuẫn với anh S là bạn của H, anh Z đã đem lời lăng mạ anh S. Vì bức xúc nên anh S rủ thêm các anh K, M và N chặn đường đánh anh Z làm anh Z thương tật 30%. Hỏi những ai dưới đây xâm phạm đến các quyền tự do cơ bản của công dân?

  • A. Anh S, K, M và N.
  • B. Anh K, M và N.
  • C. Anh Z, K, M và N.
  • D. Anh Z, S, K, M và N.

Câu 13: Trong các quyền sau đây, quyền nào không phải là quyền tự do cơ bản của công dân?

  • A. Quyền tự do ngôn luận.
  • B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
  • C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
  • D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Câu 14: Ngày 22/5/2011, Việt Nam tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Công dân nào dưới đây đủ điều kiện được bầu cử khi có ngày sinh là:

  • A. 21/5/1993.
  • B. 21/4/1995.
  • C. 21/5/1994.
  • D. 21/5/1996.

Câu 15: Nhận định nào sai: Khi xác định người không được thực hiện quyền ứng cử:

  • A. Người bị khởi tố dân sự.
  • B. Người đang chấp hành quyết định hình sự của Toà án.
  • C. Người đang bị xử lý hành chính về giáo dục tại địa phương.
  • D. Người đã chấp hành xong bản án hình sự nhưng chưa được xoá án.

Câu 16: Nam cho rằng: Chỉ những mặt hàng đã có bán ngoài chợ mới là cung, còn những hàng hóa trong kho, hoặc đang sản xuất thì không phải là cung. Để giải thích cho Nam, em sẽ giải thích cung là hàng hóa:

  • A. hiện đang có trên thị trường.
  • B. đang bày bán trên thị trường có ghi giá cả cụ thể.
  • C. hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường.
  • D. đang sản xuất nhằm mục đích đưa ra thị trường trong thời gian tới.

Câu 17: Trong cuộc họp tổng kết của xã X, kế toán M từ chối công khai việc thu chi ngân sách nên bị người dân phản đối. Ông K yêu cầu được chất vấn trực tiếp kế toán nhưng bị Chủ tịch xã ngăn cản. Chủ thể nào dưới đây đã vận dụng đúng quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

  • A. Chủ tịch và người dân xã X.
  • B. Kế toán M, ông K và người dân xã.
  • C. Người dân xã X và ông K.
  • D. Chủ tịch xã và ông K.

Câu 18: Trong quá trình bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, sau khi có lời nhờ anh H là nhân viên dưới quyền bỏ phiếu cho chị gái mình, Giám đốc T luôn đứng cạnh anh theo dõi, giám sát. Vì mang ơn Giám đốc, anh H buộc phải đồng ý. Giám đốc T đã không thực hiện đúng nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?

  • A. Phổ thông.
  • B. Bỏ phiếu kín.
  • C. Trực tiếp.
  • D. Bình đẳng.

Câu 19: Đúng ngày bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp thì ông A phải điều trị sau phẫu thuật tại bệnh viện nên nhân viên s thuộc tổ bầu cử lưu động đã tự ý bỏ phiếu thay ông. Nhân viên s đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?

  • A. Công khai.
  • B. ủy quyền.
  • C. Thụ động.
  • D. Trực tiếp.

Câu 20: Nội dung nào dưới đây không thể hiện pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật?

  • A. Nhà nước khuyến khích nhân dân tìm hiểu pháp luật.
  • B. Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật sẽ đảm bảo dân chủ và công bằng.
  • C. Nhà nước sử dụng pháp luật để phát huy quyền lực của mình.
  • D. Nhà nước sử dụng pháp luật để kiểm tra, kiểm soát hoạt động của mọi cá nhân tổ chức, cơ quan trong cả nước.

Câu 21: Người 17 tuổi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng là cố ý giết người, cướp của sẽ bị áp dụng hình thức xử lí nào sau đây?

  • A. Mức án cao nhất là tử hình.
  • B. Mức án cao nhất là 18 năm tù giam.
  • C. Cải tạo, không giam giữ.
  • D. Phê bình, nhắc nhở vì chưa đến tuổi thành niên.

Câu 22: Tại điểm bầu cử X, vô tình thấy chị C lựa chọn ứng cử viên là người có mâu thuẫn với mình, chị B đã nhờ anh D người yêu của chị C thuyết phục chị gạch tên người đó. Phát hiện chị C đưa phiếu bầu của mình cho anh D sửa lại, chị N báo cáo với ông K tổ trưởng tổ bầu cử. Vì đang viết hộ phiếu bầu cho cụ P là người không biết chữ theo ý của cụ, lại muốn nhanh chóng kết thúc công tác bầu cử nên ông K đã bỏ qua chuyện này. Những ai dưới đây không vi phạm nguyên tắc bỏ phiếu kín trong bầu cử?

  • A. Chị N, cụ P và chị C.
  • B. Chị N và cụ P.
  • C. Chị N, ông K, cụ P và chị C.
  • D. Chị N, ông K và cụ P.

Câu 23: Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, anh T bị đau chân nên sau khi tự viết phiếu bầu rồi nhờ anh N giúp mình bỏ phiếu vào hòm phiếu nhưng bị anh N từ chối. Chị H đã nhận lời giúp anh T và phát hiện anh T bầu cho đối thủ của mình. Chị H nhờ và được anh T đồng ý sửa lại phiếu theo ý của chị rồi chị bỏ phiếu đó vào hòm phiếu. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử bỏ phiếu kín?

  • A. Anh N và chị H.
  • B. Anh T và chị H.
  • C. Anh T, chị H và anh N.
  • D. Anh T và anh N.

Câu 24: Cùng nhau đi học về, phát hiện anh B đang lấy ví của nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông liên hoàn nghiêm trọng, lập tức sinh viên T đưa điện thoại của mình cho sinh viên K quay video. Sau đó, sinh viên T bám theo anh B tống tiền. Biết chuyện, vợ anh B đã gặp và đe dọa khiến sinh viên T hoảng loạn tinh thần. Hành vi của những người nào dưới đây cần bị tố cáo?

  • A. Anh B, sinh viên K và T.
  • B. Vợ chồng anh B, sinh viên K và T.
  • C. Vợ chồng anh B và sinh viên T.
  • D. Vợ chồng anh B và sinh viên K.

Câu 25: Do thiếu nhân công nên Giám đốc công ty S đã quyết định chuyển chị H sang làm công việc nghiên cứu địa chất dưới khu hầm mỏ. Quyết định của giám đốc Công ty S đã xâm phạm tới quyền:

  • A. bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
  • B. bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
  • C. lựa chọn việc làm của lao động nữ.
  • D. tự do sử dụng sức lao động của người lao động.

Câu 26: Chị Q (16 tuổi) quen biết và yêu anh M (17 tuổi) qua mạng xã hội. Chị Q đã bỏ nhà đến sống chung với anh M. Khi gia đình tìm thấy chị Q thì phát hiện chị đã có thai. Bố mẹ chị Q và anh trai là H đã tìm gặp, đánh anh M bị thương nặng phải vào viện cấp cứu. Trong trường hợp này, những ai phải chịu trách nhiệm hình sự?

  • A. Bố mẹ Q và anh H.
  • B. Bố mẹ Q, anh M và anh H.
  • C. Anh M và anh H.
  • D. Chị Q và anh M.

Câu 27: Dựa trên Hiến pháp và Luật Doanh nghiệp công dân có thể thực hiện quyền kinh doanh phù hợp với khả năng và điều kiện của mình. Điều này thể hiện công dân:

  • A. bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.
  • B. bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
  • C. thực hiện quyền của mình.
  • D. thực hiện nghĩa vụ của mình.

Câu 28: Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, ông H bàn bạc với chị N và thống nhất cùng viết phiếu bầu với nội dung giống nhau. Phát hiện sự việc, với sự chứng kiến của ông M, anh T đề nghị chị N cần chủ động bầu theo ý của mình. Tuy nhiên, chị N vẫn bỏ phiếu của chị và của ông H vào hòm phiếu rồi ra về. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử trực tiếp?

  • A. Chị N, ông H và ông M.
  • B. Chị N và ông M.
  • C. Chị N và ông H.
  • D. Chị N, ông H và anh T.

Câu 29: Không bằng lòng với cách thức khắc phục sự cố môi trường của nhà chức trách, người dân xã X đồng loạt tràn ra đường quốc lộ để phản đối làm giao thông bị ùn tắc kéo dài. Trong trường hợp này, người dân xã X đã vận dụng sai quyền nào dưới đây của công dân?

  • A. Đàm phán.
  • B. Thuyết phục.
  • C. Khiếu nại.
  • D. Tố cáo.

Câu 30: Do không hài lòng với mức tiền bồi thường đất đai sau giải tỏa, ông B nhiều lần yêu cầu được gặp lãnh đạo xã Y. Cho rằng ông B cố tình gây rối, bảo vệ ủy ban nhân dân xã đã mắng chửi và đuổi ông về nên giữa hai bên xảy ra mâu thuẫn. Bảo vệ đã đánh ông B gãy tay và đẩy xe máy của ông xuống hồ. Bảo vệ ủy ban nhân dân xã Y không vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

  • A. Bất khả xâm phạm về tài sản.
  • B. Được pháp luật bảo hộ về danh dự.
  • C. Bất khả xâm phạm về thân thể.
  • D. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe.

Câu 31: Sau giờ học, thấy A và các bạn cùng lớp vẫn tụ tập chơi đá bóng trong sân trường nên nhân viên bảo vệ tiện tay cầm quyển sổ trực gõ vào đầu A yêu cầu cả nhóm giải tán. B chụp được hình ảnh đó đã chia sẻ trên mạng xã hội. Khi bị Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường dùng bức ảnh đó gây sức ép, Hiệu trưởng buộc phải ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với bảo vệ. Trong trường hợp này, bảo vệ cần sử dụng quyền nào dưới đây cho phù hợp?

  • A. Đàm phán.
  • B. Tố cáo.
  • C. Khiếu nại.
  • D. Tham vấn.

Câu 32: Cùng nhau đi học về, phát hiện anh B đang lấy ví của nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông liên hoàn nghiêm trọng, lập tức sinh viên T đưa điện thoại của mình cho sinh viên K quay video. Sau đó, sinh viên T bám theo anh B tống tiền. Biết chuyện, vợ anh B đã gặp và đe dọa khiến sinh viên T hoảng loạn tinh thần. Hành vi của những người nào dưới đây cần bị tố cáo?

  • A. Anh B, sinh viên K và T.
  • B. Vợ chồng anh B, sinh viên K và T.
  • C. Vợ chồng anh B và sinh viên T.
  • D. Vợ chồng anh B và sình viên K.

Câu 33: Anh Đoàn trên đường đi đến công ty làm việc vừa điều khiển xe máy vừa nghe điện thoại, không quan sát nên đâm vào xe máy của Minh, làm Minh ngã bị thương nhẹ, xe bị hỏng nhiều chỗ. Trong trường hợp này, anh Đoàn phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây?

  • A. Dân sự và kỉ luật.
  • B. Hành chính và dân sự.
  • C. Kỉ luật và hành chính.
  • D. Hành chính, kỉ luật và dân sự.

Câu 34: Anh B gửi đơn khiếu nại đến UBND tỉnh về quyết định của UBND huyện giải quyết giá bồi thường đất cho anh không đúng. Nhưng đến nay đã hơn 5 tháng mà UBND tỉnh chưa giải quyết, đồng thời cũng chưa trả lời lý do. Hỏi: UBND tỉnh chưa giải quyết đơn khiếu nại của anh B là:

  • A. đúng, vì đã nghiên cứu kĩ đơn của anh B nhưng chưa trả lời ngay.
  • B. đúng, vì có nhiều vấn đề phức tạp nên không thể giải quyết ngay được.
  • C. trái quy định pháp luật về thời hạn giải quyết khiếu nại.
  • D. vì những trường hợp khó giải quyết phải có thời gian dài để nghiên cứu.

Câu 35: Nghi ngờ con gái mình bị anh Q trấn lột tiền, anh T nhờ anh M bí mật theo dõi anh Q. Vô tình phát hiện cháu H con gái anh Q đi một mình trên đường, anh M đã đe dọa sẽ bắt giữ khiến cháu bé hoảng loạn rồi ngất xỉu. Bức xúc, vợ anh Q thuê anh K xông vào nhà đập phá đồ đạc và đánh anh M gãy tay. Hành vi của những ai dưới đây cần bị tố cáo?

  • A. Anh M, anh K, vợ anh Q và anh T.
  • B. Anh M, anh K và anh T.
  • C. Anh M, vợ anh Q và anh K.
  • D. Anh M, anh K và vợ chồng anh Q.

Câu 36: Hoạt động thờ cúng thần thánh, biểu tượng có truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho các các giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội là hoạt động:

  • A. tôn giáo.
  • B. lễ nghi.
  • C. tín ngưỡng.
  • D. mê tín.

Câu 37: K và Q (học sinh lớp 12) cùng nhau đi xe máy điện đến trường. K vừa điều khiển xe vừa sử dụng thiết bị âm thanh để nghe nhạc, Q ngồi sau không đội mũ bảo hiểm. Do không chú ý, em X (13 tuổi) đi xe đạp từ trong ngõ ra đã va phải xe của K và Q. Hậu quả em X bị thương nhẹ ở chân, Q bị gãy tay. Cảnh sát giao thông yêu cầu cả ba người dừng xe để xử lí vi phạm. Trong trường hợp này, những chủ thể nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hành chính?

  • A. K và em X.
  • B. K và Q.
  • C. Em X và Q.
  • D. Q và K và em X.

Câu 38: Khi đang giúp chồng bỏ phiếu bầu cử theo đề xuất của chồng thì chị V phát hiện anh Đ có hành vi gian lận phiếu bầu. Chị V đã kể cho bạn thân của mình là anh H và T nghe. Vốn mâu thuẫn với Đ nên anh H lập tức đăng tin đồn thất thiệt bôi nhọ Đ trên trang mạng cá nhân, còn anh T nhắn tin tống tiền Đ. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử?

  • A. Chồng chị V, anh Đ và anh H.
  • B. Vợ chồng chị V, anh Đ, H và T.
  • C. Chị V, anh Đ và H.
  • D. Vợ chồng chị V và anh Đ.

Câu 39: Pháp luật ghi nhận và bảo đảm quyền tự do kinh doanh của công dân nhằm:

  • A. Bảo đảm quyền con người trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, Xã hội.
  • B. Phát triển thành phần kinh tế tư nhân.
  • C. Khơi dậy và nhát huy mọi tiềm năng trong xã hội, thúc đẩy kinh doanh, phát triển, mở đường tăng trưởng kinh tế đất nước.
  • D. Tạo ra các thành phần kinh tế da dạng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Câu 40: Để phòng, chống tệ nạn xã hội, pháp luật quy định về ngăn chặn và bài trừ các tệ nạn xã hội, trong đó có

  • A. bài trừ nạn ma túy, mại dâm.
  • B. bài trừ nạn hút thuốc lá.
  • C. cấm uống rượu.
  • D. hạn chế chơi game.
Xem đáp án
Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội