Trắc nghiệm GDCD 7 học kì I (P3)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 7 học kì I (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Để rèn luyện tính tự tin thì:
- A. Chủ động, tự giác trong học tập và tham gia các hoạt động tập thể.
- B. Khắc phục tính rụt rè, tự ti, ba phải, dựa dẫm.
- C. Việc khó cứ để từ từ làm
- D. A, B đúng
Câu 2: Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây
- A. Người tự tin là người biết tự giải quyết lấy công việc của mình
- B. Người tự tin luôn cảm thấy mình nhỏ bé, yếu đuối
- C. Tính rụt rè làm cho con người khó phát huy được khả năng của mình
- D. Người có tính ba phải là người thiếu tự tin
Câu 3: Không sống tự tin:
- A. Con người trở nên nhỏ bé yếu đuối
- B. Hiệu quả công việc không cao hoặc thất bại
- C. Không chắc chắn về sự lựa chọn của mình, băn khoăn, sợ hãi
- D. tất cả các ý trên đúng
Câu 4: Câu tục ngữ: Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo khuyên chúng ta điều gì?
- A. Đoàn kết.
- B. Trung thành.
- C. Tự tin.
- D. Tiết kiệm.
Câu 5: Câu tục ngữ: Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo khuyên chúng ta điều gì ?
- A. Đoàn kết.
- B. Trung thành.
- C. Tự tin.
- D. Tiết kiệm.
Câu 6: Câu tục ngữ: Dù ai nói ngả nói nghiêng/ Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân nói về điều gì?
- A. Tự trọng.
- B. Trung thực.
- C. Tiết kiệm.
- D. Tự tin.
Câu 7: Bảo vệ lẽ phải, đấu tranh, phê phán những việc làm sai trái thể hiện đức tính gì?
- A. Xa hoa, lãng phí.
- B. Cần cù, siêng năng.
- C. Tiết kiệm.
- D. Trung thực.
Câu 8: Ý nghĩa của bài thơ:
Ai ơi! giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai
Xin đừng làm, nói đơn sai
Tin mình đừng sợ những lời dèm pha
Anh em một họ một nhà
Thương nhau chân thật đường xa cũng gần
- A. Tính trung thực
- B. Tính tự chủ
- C. Yêu thương con người
- D. Tình anh em
Câu 9: Tục ngữ: “Cây ngay không sợ chết đứng” nói về đức tính gì ?
- A. Giản dị.
- B. Tiết kiệm.
- C. Trung thực.
- D. Khiêm tốn.
Câu 10: Đã nhiều lần bạn V hứa trước lớp là sẽ không nói chuyện trong giờ. Nhiều lần nhắc nhỏ nhưng bạn V vẫn vi phạm lỗi. Điều đó cho thấy V là người như thế nào?
- A. V là người không có lòng tự trọng.
- B. V là người lười biếng.
- C. V là người dối trá.
- D. V là người vô cảm.
Câu 11: Không làm được bài nhưng kiên quyết không quay cóp và không nhìn bài của bạn. Hành động đó thể hiện?
- A. Thật thà.
- B. Lòng tự trọng.
- C. Chăm chỉ.
- D. Khiêm tốn.
Câu 12: Người không có tự trọng
- A. Luôn làm sai
- B. Luôn trách mắng người khác mà không nhận lỗi ở mình
- C. Luôn trốn tránh những công việc được giao
- D. A, B, C
Câu 13: Ai là người có thẩm quyền công nhận gia đình văn hóa tại các xã, phường, thị trấn?
- A. Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn.
- B. Trưởng công an xã, phường, thị trấn.
- C. Chủ tịch UBND huyện.
- D. Chủ tịch UBND tỉnh.
Câu 14: Thời xưa, chỉ có con trai mới được đi học còn con gái phải ở nhà cơm nước. Điều kiện đó đến ngày nay có được công nhận là gia đình có văn hóa không?
- A. Có vì chỉ có con trai mới đủ sức khỏe đi học.
- B. Có vì con gái yêu đuối nên chỉ phù hợp với việc nhà.
- C. Không vì nam và nữ bình đẳng.
- D. Cả A và B.
Câu 15: Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân được gọi là?
- A. Gia đình đoàn kết.
- B. Gia đình hạnh phúc.
- C. Gia đình vui vẻ.
- D. Gia đình văn hóa.
Câu 16: Góp phần xây dựng gia đình văn hóa học sinh cần phải làm gì?
- A. Chăm ngoan, học giỏi.
- B. Kính trọng, giúp đỡ ông bà.
- C. Không ăn chơi đua đòi.
- D. Cả A, B, C.
Câu 17: Gia đình nhà hàng xóm có chồng suốt ngày rượu say đánh vợ, con trai thì bị nghiện, trộm cắp và bị bắt đi tù; con gái đạt giải Nhất cuộc thi học sinh giỏi môn Toán; vợ sống hòa thuận với hàng xóm láng giềng. Gia đình này có đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa không?
- A. Không vì con bị đi tù.
- B. Không vì chồng thì nghiện rượu đánh vợ.
- C. Có vì có con gái đạt giải cao và vợ sống hòa thuận với láng giềng.
- D. Cả A và B.
Câu 18: Xây dựng gia đình văn hóa có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội?
- A. Xây dựng xã hội tươi đẹp.
- B. Xây dựng xã hội lành mạnh.
- C. Xây dựng xã hội phát triển.
- D. Xây dựng xã hội văn minh tiến bộ.
Câu 19: Gia đình nhà hàng xóm có chồng suốt ngày rượu say đánh vợ, con trai thì bị nghiện, trộm cắp và bị bắt đi tù; con gái đạt giải Nhất cuộc thi học sinh giỏi môn Toán; vợ sống hòa thuận với hàng xóm láng giềng. Gia đình này có đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa không?
- A. Không vì con bị đi tù.
- B. Không vì chồng thì nghiện rượu đánh vợ.
- C. Có vì có con gái đạt giải cao và vợ sống hòa thuận với láng giềng.
- D. Cả A và B.
Câu 20: Xây dựng gia đình văn hóa có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội?
- A. Xây dựng xã hội tươi đẹp.
- B. Xây dựng xã hội lành mạnh.
- C. Xây dựng xã hội phát triển.
- D. Xây dựng xã hội văn minh tiến bộ.
Câu 21: Để xây dựng gia đình văn hoá mỗi người trong gia đình cần phải làm gì?
- A. Không ham những thú vui không lành mạnh
- B. Không sa vào tệ nạn xã hội
- C. Sống có trách nhiệm với gia đình
- D. A, B,C đúng
Câu 22: Biểu hiện của gia đình văn hóa là?
- A. Bố mẹ yêu thương con cái.
- B. Con cái có quyền góp ý với bố mẹ những việc lớn trong gia đình.
- C. Sống hòa thuận, đoàn kết với hàng xóm láng giềng.
- D. Cả A, B, C.
Câu 23: Câu nói: Gia đình là tế bào của xã hội nói về điều gì ?
- A. Vai trò quan trọng của gia đình đối với xã hội.
- B. Tính chất của gia đình.
- C. Mục đích của gia đình.
- D. Đặc điểm của gia đình.
Câu 24: Biểu hiện của gia đình không có văn hóa là?
- A. Con cái đánh bố mẹ.
- B. Bố mẹ ly thân.
- C. Không tham gia các hoạt động tập thể tại địa phương.
- D. Cả A, B, C.
Câu 25: Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây
- A. Người tự tin là người biết tự giải quyết lấy công việc của mình
- B. Người tự tin luôn cảm thấy mình nhỏ bé, yếu đuối
- C. Tính rụt rè làm cho con người khó phát huy được khả năng của mình
- D. Người có tính ba phải là người thiếu tự tin
Câu 26: Không sống tự tin:
- A. Con người trở nên nhỏ bé yếu đuối
- B. Hiệu quả công việc không cao hoặc thất bại
- C. Không chắc chắn về sự lựa chọn của mình, băn khoăn, sợ hãi
- D. tất cả các ý trên đúng
Câu 27: Câu tục ngữ: Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo khuyên chúng ta điều gì?
- A. Đoàn kết.
- B. Trung thành.
- C. Tự tin.
- D. Tiết kiệm.
Câu 28: Câu tục ngữ: Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo khuyên chúng ta điều gì ?
- A. Đoàn kết.
- B. Trung thành.
- C. Tự tin.
- D. Tiết kiệm.
Câu 29: Câu tục ngữ: Dù ai nói ngả nói nghiêng/ Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân nói về điều gì?
- A. Tự trọng.
- B. Trung thực.
- C. Tiết kiệm.
- D. Tự tin.
Câu 30: Hành vi nào thể hiện sống giản dị:
- A. Lời nói ngắn gọn dễ hiểu.
- B. Tổ chức sinh nhật linh đình.
- C. Diễn đạt dài dòng.
- D. Giản dị là qua loa đại khái.
Câu 31: Người tự tin có biểu hiện:
- A. Đánh giá cao bản thân.
- B. Tin tưởng vào bản thân.
- C. Cho rằng việc mình làm không có sai sót.
- D. Không cần tham khảo ý kiến của người khác bất cứ việc gì.
Câu 32: Việc làm nào dưới đây thể hiện tính tự trọng:
- A. Luôn mong chờ sự thương hại của người khác.
- B. Biết giữ gìn danh dự cá nhân.
- C. Ăn mặc luộm thuộm, cẩu thả.
- D. Khúm núm nịnh nọt để lấy lòng người khác
Câu 33: Việc làm nào dưới đây thể hiện sự trung thực:
- A. Không nói điểm kém để bố mẹ khỏi buồn.
- B. Không nói khuyết điểm của bản thân.
- C. Nói với cô giáo là nhà có việc bận để nghỉ học đi chơi.
- D. Tự báo cáo với cô giáo về việc làm thiếu bài tập của mình
Câu 34: Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của sự tự tin:
- A. Luôn cho rằng mình làm được mọi việc.
- B. Tin tưởng vào khả năng của mình và dám nghĩ, dám làm.
- C. Luôn cho rằng mình làm việc gì cũng đúng.
- D. Gặp bài tập khó không làm được, không cần nhờ bạn giúp đỡ.
Câu 35: Theo em, câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây không nói về lòng yêu thương con người?
- A. Lá lành đùm lá rách.
- B. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
- C. Trâu buộc ghét trâu ăn.
- D. Thương người như thể thương thân.
Câu 36: Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của gia đình văn hóa:
- A. Giàu có, cha mẹ hay cãi nhau.
- B. Đời sống vật chất đầy đủ, con cái ăn chơi sung sướng.
- C. Hòa thuận, con cái vâng lời cha mẹ.
- D. Anh em bất hòa
Câu 37: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là:
- A. Góp phần làm phong phú truyền thống.
- B. Giúp ta có thêm kinh nghiệm
- C. Tự hào về truyền thống của gia đình.
- D. Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống ấy.
Câu 38: Khoan dung có nghĩa:
- A. Là nghiêm khắc với bản thân mình.
- B. Cư xử với mọi người thiếu chân thành.
- C. Là rộng lòng tha thứ với người khác.
- D. Là dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
Câu 39: Tự tin có ý nghĩa :
- A. Giúp con người sống đoàn kết, gắn bó với nhau.
- B. Giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực và sức sáng tạo, làm nên sự nghiệp lớn.
- C. Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.
- D. Đem lại sự bình yên, hạnh phúc cho gia đình.
Câu 40: Giữa đạo đức và kỷ luật có mối quan hệ với nhau như thế nào?
- A. Không có mối quan hệ với nhau.
- B. Chỉ có đạo đức có vai trò quan trọng, kỷ luật không quan trọng.
- C. Chỉ có kỷ luật có vai trò quan trọng, đạo đức không quan trọng.
- D. Có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm công dân 7 bài 4: Đạo đức và kỉ luật
- Trắc nghiệm GDCD 7 học kì I (P3)
- Trắc nghiệm công dân 7 bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ
- Trắc nghiệm GDCD 7 học kì II (P2)
- Trắc nghiệm công dân 7 bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa
- Trắc nghiệm công dân 7 bài 3: Tự trọng
- Trắc nghiệm GDCD 7 học kì I (P5)
- Trắc nghiệm công dân 7 bài 6: Tôn sư trọng đạo
- Trắc nghiệm công dân 7 bài 1: Sống giản dị
- Trắc nghiệm GDCD 7 học kì II (P1)
- Trắc nghiệm GDCD 7 học kì I (P4)
- Trắc nghiệm công dân 7 bài 17: Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam