Trắc nghiệm hóa 11 chương 8: Dẫn xuất halogen - ancol - phenol (P1)

48 lượt xem

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm hóa học 11 chương 8: Dẫn xuất halogen - ancol - phenol (P1) . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Trong dãy đồng đẳng ancol no đơn chức no, khi mạch cacbon tăng, nói chung:

  • A. Nhiệt độ sôi tăng, khả năng tan trong nước tăng
  • B. Nhiệt độ sôi tăng, khả năng tan trong nước giảm
  • C. Nhiệt độ sôi giảm, khả năng tan trong nước tăng
  • D. Nhiệt độ sôi giảm, khả năng tan trong nước giảm

Câu 2: Công thức nào biểu thị chính xác nhất công thức của ancol no, hở:

  • A. CnH2n+1OH
  • B. CnH2n+2O
  • C. CnH2n+2Om
  • D. CnH2n+2-m (OH)m ( n ≥ m ≥ 1)

Câu 3: Chất nào sau đây là chất lỏng sánh, nặng hơn nước và có vị ngọt?

  • A. CH$_{25}$OH
  • B. CH$_{5}$
  • C. CH$_{5}$CH$_{2}$OH
  • D. CHOH-CHOH-CHOH

Câu 4: Ancol etylic được điều chế từ:

  • A. Etilen
  • B. Etylclorua
  • C. Đường glucozo
  • D. Cả ba đáp án trên

Câu 5: Đồng phân dẫn xuất hidrocacbon gồm

  • A. Đồng phân vị trí nhóm chức và đồng phân cấu tạo.
  • B. đồng phân mạch cacbon và đồng phân vị trí nhóm chức.
  • C. đồng phân hình học và đồng phân cấu tao.
  • D. đồng phân nhóm chức và đồng phân cấu tạo.

Câu 6: Cho các chất sau : etanol, glixerol, etylen glicol. Chất không hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng là

  • A. etylen glicol.
  • B. glixerol
  • C. etanol.
  • D. etanol và etylen glicol.

Câu 7: Số đồng phân cấu tạo của C4H10O là

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 6
  • D. 7.

Câu 8: Thực hiện phản ứng lên men m gam glucozơ thu được 750 ml rượu 10. Biết khối lượng riêng của rượu là: 0,7907 g/ml và hiệu suất phản ứng lên men rượu là 60%. Giá trị m là:

  • A. 193,35
  • B. 139,21
  • C. 210
  • D. 186,48

Câu 9: Cho các dẫn xuất halogen sau :

(1) C2H5F (2) C2H5Br (3) C2H5I (4) C2H5Cl

Thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi là :

  • A. (3) > (2) > (4) > (1).
  • B. (1) > (4) > (2) > (3).
  • C. (1) > (2) > (3) > (4).
  • D. (3) > (2) > (1) > (4).

Câu 10: Trong công nghiệp, phenol được điều chế bằng phương pháp nào sau đây?

  • A. Từ nguyên liệu ban đầu là benzen điều chế ra phenol
  • B. Nhựa than đá cho tác dụng với dung dịch kiềm rồi sục CO vào dung dịch, tách lấy phenol
  • C. Tiến hành oxi hóa cumen thu sản phẩm là phenol
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 11: Phát biểu không đúng là:

  • A. Dung dịch natri phenolat phản ứng với khí CO, lấy kết tủa vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được natri phenolat
  • B. Phenol phản ứng với dung dịch NaOH, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch HCl lại thu được phenol
  • C. Axit axetic phản ứng với dung dịch NaOH, lấy dung dịch muối vừa tạo ra cho tác dụng với khí CO lại thu được axit axetic
  • D. Anilin phản ứng với dung dịch HCl, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được anilin

Câu 12: Cho 2,35 gam phenol vào lượng dư dung dịch axit nitric đặc (có xúc tac, giả sử hiệu suất đạt 100) thì khối lượng axit pitric tạo thành là:

  • A. 26,48 gam
  • B. 5,775
  • C. 5,75
  • D. 5, 8

Câu 13: Công thức nào đúng với tên gọi tương ứng?

  • A. ancol sec-butylic: (CH3)2CH-CH2OH
  • B. ancol iso-amylic: (CH3)2CHCH2CH2CH2OH
  • C. axit picric: Br3C6H2OH
  • D. p-crezol: p-CH3-C6H4-OH.

Câu 14: Cho 18,8 gam phenol tác dụng với 45g dung dịch HNO3 63% (có H2SO4 làm xúc tác ). Hiệu suất phản ứng là 100%. Khối lượng axit picric thu được là

  • A. 50g
  • B. 34,35g
  • C. 34,55g
  • D. 35g

Câu 15: Cho các phát biểu sau về phenol:

  1. Phenol vừa tác dụng được với dung dịch NaOH vừa tác dụng được với Na.
  2. phenol tan được trong dung dịch KOH.
  3. Nhiệt độ nóng chảy của phenol lớn hơn nhiệt độ nóng chảy của ancol etylic.
  4. phenol phản ứng được với dung dịch KHCO3 tạo CO2.
  5. Phenol là một ancol thơm.

Trong các trường hợp trên, số phát biểu đúng là

  • A. 5
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4.

Câu 16: Hóa hơi hoàn toàn 4,28 gam hỗn hợp hai ancol no X và Y ở 81,9C, 1,3 atm thì được thể tích 1,568 lít. Cho hỗn hợp ancol này tác dụng với K dư thì thu được 1,232 lít khí H$_{2}$ (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp ancol no đó thu được 3,808 lít CO$_{2}$ (đktc). Xác định công thức của mỗi ancol, biết rằng số nhóm chức trong Y nhiều hơn số nhóm chức trong X là 1 nhóm. Công thức X, Y lần lượt là:

  • A. CH$_{5}$OH và C$_{3}$H$_{6}$(OH)
  • B. CH$_{4}$(OH) và CH$_{5}$OH
  • C. CH$_{7}$OH và C$_{2}$H$_{4}$(OH)$_{2}$
  • D. CHOH và CH$_{6}$(OH)$_{2}$

Câu 17: Cho các chất: phenol, p-metylphenol, p-nitrophenol và axit picric. Tính axit giảm dần theo thứ tự nào sau đây:

  • A. axit picric > phenol > p – nitrophenol > p – metylphenol
  • B. axit picric > p - nitrophenol > phenol > p – metylphenol
  • C. p – metylphenol > phenol > p – nitrophenol > axit picric
  • D. p – metylphenol > p – nitrophenol > phenol > axit picric

Câu 18: Oxi hóa 1,2 gam CHOH bằng CuO nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp sản phẩm X ( gồm HCHO, H$_{2}$O và CH dư). Cho toàn bộ X tác dụng với lượng dư AgNO trong dung dịch NH, được 12,96 gam Ag. Hiệu suất của phản ứng oxi hóa CHOH là:

  • A. 76,6%
  • B. 80%
  • C. 65,5%D. 70,4%

Câu 19: Khi cho phenol tác dụng với dung dịch brom dư thì thu được một dẫn xuất của phenol là 2,4,6-tribromphenol, trong môi trường này 2,4,6-tribromphenol là chất:

  • A. lỏng, nhẹ hơn phenol
  • B. lỏng, nặng hơn phenol
  • C. rắn
  • D. rắn, rồi tan trong phenol dư

Câu 20: Etanol tan vô hạn trong nước, trong khi đó đimetyl ete chỉ tan có hạn ( 7,4 gam trong 100 gam nước) còn etyl clorua và propan hầu như không tan (0,57 gam và 0,1 gam trong 100 gam nước) Giải thích nào sau đây đúng ?

  • A. Phân tử etanol phân cực mạnh.
  • B. Etanol nhường proton (H) cho H2O.
  • C. Etanol có tạo được liên kết hiđro với nước
  • D. Etanol có khối lượng phân tử lớn.
Xem đáp án
Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội