Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 13: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 bài 13: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Thời Trần bộ máy nhà nước được tổ chức theo chế độ
- A. quân chủ trung ương tập quyền
- B. phong kiến phân quyền
- C. quân chủ lập hiến
- D. quân chủ đại nghị
Câu 2: Đê Đỉnh Nhĩ là gì
- A. Đê đắp từ đầu nguồn đến cửa biển
- B. Đê đắp ngang cửa biển
- C. Đê đắp ở đầu nguồn đến cuối sông
- D. Đê đắp ở sông lớn và các nhánh sông
Câu 3: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân kiến nhà Lý sụp đổ?
- A. Chính quyền không chăm lo đến đời sông nhân dân, quan lại ăn chơi sa đọa.
- B. Hạn hán, lụt lội, mất mùa liên tiếp xảy ra, đời sống nhân dân cực khổ. Khởi nghĩa nông dân nổ ra ở khắp nơi.
- C. Quân Tống tiến công xâm lược nước ta và lật đổ nhà Lý.
- D. Các thế lực phong kiến địa phương nổi dậy chống lại triều đình.
Câu 4: Hình thức phân phong tước hiệu và ruộng đất cho quý tộc dưới thời Trần được gọi là?
- A. Phong vương hầu, ban lộc điền
- B. Phong vương hầu, ban thực ấp thực phong
- C. Phong vương hầu, ban thái ấp
- D. Phong vương hầu, ban điền trang
Câu 5: Nhà Trần đã có những chủ trương, biện pháp nào để phục hồi và phát triển kinh tế?
- A. Tích cực khai hoang
- B. Đắp đê, đào sông, nạo vét kiênh
- C. Lập điền trang
- D. Tất cả các câu trên đúng
Câu 6: Một chế độ đặc biệt chỉ có trong triều đình nhà Trần, đó là chế độ gì?
- A. Chế độ Thái thượng hoàng.
- B. Chế độ lập Thái tử sớm.
- C. Chế độ nhiều Hoàng hậu.
- D. Chế độ Nhiếp chính vương.
Câu 7: Nhà Trần đã có những chủ trương, biện pháp nào để phục hồi, phát triển sản xuất?
- A. Tích cực khai hoang.
- B. Đắp đê, đào sông, nạo vét kênh.
- C. Lập điền trang.
- D. Tích cực khai hoang, lập điền trang, đắp đê, đào sông, nạo vét kênh.
Câu 8: Quân đội nhà Trần được phiên chế thành những bộ phận nào?
- A. Cấm quân và bộ binh
- B. Bộ binh và thủy binh
- C. Cấm quân và quân ở các lộ
- D. Quân trung ương và quân địa phương
Câu 9: Quân các lộ ở miền núi gọi là gì?
- A. Cấm binh
- B. Hương binh
- C. Phiên binh
- D. Chính binh
Câu 10: Quân ở làng xã gọi là gì?
- A. Phiên binh
- B. Chính binh
- C. Cấm binh
- D. Hương binh
Câu 11: Những ai được tuyển chọn vào cấm quân?
- A. Trai tráng khỏe mạnh ở quê hương nhà Trần
- B. Trai tráng khỏe mạnh đủ 18 tuổi
- C. Trai tráng con em quý tộc, vương hầu
- D. Trai tráng con em quan lại trong triều
Câu 12: Biểu hiện nào không chứng tỏ sự khủng hoảng của nhà Lý cuối thế kỷ XII?
- A. quan lại không chăm lo đời sống nhân dân chỉ ăn chơi sa đọa
- B. thiên tai, mất mùa liên tiếp xảy ra
- C. phong trào đấu tranh của dân nghèo nổi lên khắp nơi
- D. vua Lý Huệ Tông không có người nối dõi
Câu 13: Vị vua đầu tiên của nhà Trần là ai?
- A. Trần Duệ Tông (Trần Kinh)
- B. Trần Thái Tông (Trần Canh)
- C. Trần Thánh Tông (Trần thừa)
- D. Trần Anh Tông (Trần Thuyên)
Câu 14: Điền trang là gì?
- A. Đất của công chúa, phò mã, vương hầu do nông nô khai hoang mà có.
- B. Đất của vua và quan lại do bắt nông dân khai hoang mà có.
- C. Đất của địa chủ, vương hầu do chiếm đoạt của dân mà có.
- D. Là ruộng đất công của Nhà nước cho nông dân thuê cày cấy.
Câu 15: Ý nào không phản ánh bối cảnh thành lập nhà Trần đầu thế kỉ XIII?
- A. thành lập trong bối cảnh nhà Lý suy yếu
- B. thế lực họ Trần lớn mạnh trong triều đinh
- C. Lý Chiêu Hoàng kết hôn với Trần Cảnh và nhường ngôi cho chồng
- D. Trần Thủ độ tiến hành đảo chính, đưa Trần Cảnh lên ngôi
Câu 16: Thời Trần chia nước ta làm bao nhiêu lộ, đứng đầu mỗi lộ là ai?
- A. 12 lộ - đứng đầu mỗi lộ là chánh, phó An phủ sứ
- B. 14 lộ - đứng đầu mỗi lộ là chánh, phó Tôn nhân phu
- C. 16 lộ - đứng đầu mỗi lộ là chánh, phó Đồn điền sứ
- D. 10 lộ - đứng đầu mỗi lộ là chánh, phó Quốc sứ kiện
Câu 17: Tình hình thương nghiệp nước ta dưới thời Trần như thế nào?
- A. Nhà nước cấm buôn bán, họp chợ.
- B. Buôn bán trong nước phát triển, buôn bán với nước ngoài chưa hình thành.
- C. Buôn bán trong nước và với nước ngoài đều phát triển.
- D. Nhà nước khuyến khích họp chợ nhưng hạn chế ngoại thương.
Câu 18: Nội dung nào sau đây không thuộc chính sách phát triển nông nghiệp dưới thời Trần?
- A. đẩy mạnh công cuộc khai khẩn đất hoang mở rộng diện tích
- B. cho đắp đê Đỉnh Nhĩ
- C. đặt chứ Hà đê sứ để trông coi, đốc thúc việc đắp đê
- D. ban hành phép quân điền
Câu 19: Trần Cảnh lên ngôi vua lúc bao nhiêu tuổi?
- A. 10 tuổi
- B. 12 tuổi
- C. 6 Tuổi
- D. 8 tuổi
Câu 20: Có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần so với các triều đại trước?
- A. được tổ chức quy củ, đầy đủ hơn, quyền lực tập trung lớn vào tay nhà vua, quý tộc Trần nắm giữ hầu hết những vị trí trong triều đình.
- B. được hoàn thiện, quyền lực tập trung toàn bộ vào tay nhà vua
- C. vẫn còn đơn giản, quyền lực của nhà vua bị hạn chế
- D. được tổ chức quy củ hơn, đội ngũ quan lại chủ yếu được tuyển chọn qua con đường thi cử
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm lịch sử 7 phần 1: Khái quát lịch sử thế giới trung đại (P3)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 chương 2: Nước Đại Việt thời Lý (thế kỉ XI-XII) (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 học kì I (P3)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 phần 1: Khái quát lịch sử thế giới trung đại (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 25: Phong trào Tây Sơn – Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân xâm lược Xiêm
- Trắc nghiệm lịch sử 7 chương 4: Đại Việt thời Lê Sơ (thế kỉ XV- đầu thế kỉ XVI) (P3)
- Trắc nghiệm Lịch sử 7 học kì II (P5)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 chương 5: Đại Việt ở các thế kỉ XVI-XVIII (P5)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 5: Ấn Độ thời phong kiến
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ – Tình hình văn hóa, giáo dục
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa
- Trắc nghiệm lịch sử 7 học kì I (P5)