Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 17: Ôn tập chương II và chương III
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 bài 17: Ôn tập chương II và chương III. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Tướng nào của Mông Cổ chỉ huy 3 vạn quân xâm lược Đại Việt?
- a. Thoát Hoan
- b. Ô Mã Nhi
- c. Hốt Tất Liệt
- d. Ngột Lương Hợp Thai
Câu 2: Đâu là chính sách nổi bật của nhà Lý - Trần trong xây dựng quân đội?
- a. "Ngụ binh ư nông"
- b. "Tiên phát chế nhân"
- c. "Vườn không nhà trống"
- d. Luân phiên cày cấy
Câu 3: Điền vào chỗ trống câu sau đây: “Các cuộc khởi nghĩa cuối cùng đều bị thất bại nhưng đó đã làm cho….bị lung lay”?
- a. Cơ đồ nhà Lê
- b. Cơ đồ họ Trịnh
- c. Cơ đồ chúa Nguyễn
- d. Cơ đồ vua Lê, chúa Trịnh
Câu 4: Nhà Tống khi chuẩn bị tiến hành xâm lược Đại Việt với mục tiêu chính là?
- a. tạo cơ sở để tiến hành cải cách trong nước
- b. lấy chiến tranh bên ngoài lãnh thổ để ổn định tình hình trong nước
- c. làm bàn đạp để mở rộng xâm lược xuống phía Nam
- d. chinh phạt Đại Việt do không chịu thần phục
Câu 5: Năm 1075 đã diễn ra sự kiện quan trọng gì đối với nền giáo dục thời Lý?
- a. Mở Quốc Tử Giám cho con em quý tộc đến học
- b. Khoa thi đầu tiên được mở để tuyển chọn quan lại
- c. Trường Đại học đầu tiên của quốc gia Đại Việt được thành lập
- d. Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long
Câu 6: Vào thời gian nào hàng chục vạn nông dân chết đói, người sống sót phải lìa bỏ làng quê, phiêu tán khắp nơi?
- a. Những năm 30 của thế kỉ XVII
- b. Những năm 40 của thế kỉ XVIII
- c. Những năm 50 của thế kỉ XVIII
- d. Những năm 60 của thế kỉ XVII
Câu 7: Dưới thời Lý – Trần – hồ, nhân dân ta phải đương đầu với các thế lực ngoại xâm nào của Trung Quốc?
- a. Quân Tống, quân Thanh, quân Minh
- b. Quân Đường, quân Tống, quân Minh
- c. Quân Hán, quân Tống, Quân Minh
- d. Quân Tống, quân Mông – Nguyên, quân Minh
Câu 8: Bộ chính sử đầu tiên của Đại Việt mang tên là:
- a. Đại Việt sử kí
- b. Đại Việt sử kí toàn thư
- c. Đại Nam thực lục
- d. Khâm ĐỊnh Việt sử thông giám cương mục
Câu 9: Để khuyến khích sản xuất nông nghiệp, hàng năm vào mùa xuân, các vua Lý thường có hành động gì?
- a. chia lại ruộng đất cho dân cày cấy
- b. tổ chức lễ cày tịch điền
- c. tổ chức lễ cầu mưa
- d. giảm thuế cho mùa vụ tới
Câu 10: Kể tên 3 vị vua đầu tiên của ba thời kì: Nhà Lý, nhà Trần và nhà Hồ?
- A. Lý Công Uẩn, Trần Cảnh, Hồ Quý Ly
- B. Lý Chiêu Hoàng, Trần Thủ Độ, Hồ Quý Ly
- C. Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Hồ Quý Lý
- D. Lý Công Uẩn, Trần Hưng Đạo, Hồ Quý Ly
Câu 11: Dòng sông nào ở nước ta đã ghi dấu ấn ba lần đánh bại quân xâm lược
- A. Sông Như Nguyệt
- B. Sông Mã
- C. Sông Bạch Đằng
- D. Các dòng sông trên
Câu 12: Nội dung nào không phải ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý?
- a. đóng góp vào kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam
- b. bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc
- c. thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- d. đưa Đại Việt trở thành quốc gia hùng mạnh nhất khu vực Đông Nam Á
Câu 13: Cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên của nhà Trần thắng lợi không xuất phát từ nguyên nhân nào sau?
- a. tinh thần đoàn kết chiến đấu của quân dân Đại Việt
- b. đề ra kế sách đánh giặc đúng đắn, sáng tạo
- c. Nhà Mông - Nguyên đang bước vào thời kì suy yếu
- d. chuẩn bị chu đáo về mọi mặt
Câu 14: Đạo phật phát triển mạnh nhất trong thời kì nào của nước ta?
- a. Thời kì nhà Lý
- b. Thời kì nhà Trần
- c. Thời kì nhà Hồ
- d. Cả 3 thời kì trên
Câu 15: Từ triều đại nhà Lý chuyển sang triều đại nhà Trần bằng cách nào?
- a. Khởi nghĩa của nông dân làm cho nhà Lý suy yếu, nhà trần cướp ngôi
- b. Nhường ngôi, vì vua Lý quá già
- c. Nhường ngôi, vì vua Lý không đảm đang việc nước
- d. Nhà Trầm nổi dậy cướp ngôi nhà Lý
Câu 16: Hội nghị nào thể hiện tinh thần đoàn kết giữa triều đình và nhân dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần 2 (1285)?
- a. Hội nghị Bình Than
- b. Hội nghị Diên Hồng
- c. Hội nghị Đông Quan
- d. Hội nghị Lũng Nhai
Câu 17: Nhận xét nào dưới đây không đúng về các thế lực ngoại xâm mà nhân dân Đại Việt phải đương đầu trong thế kỉ XI-XIII?
- a. đều là các thế lực đến từ phương Bắc
- b. có tiềm lực mạnh hơn Đại Việt
- c. hơn Đại Việt một phương thức sản xuất
- d. đều có tư tưởng bành trướng Đại Hán
Câu 18: Thời gian tồn tại của nhà Lý nhiều hơn nhà Hồ là bao nhiêu năm?
- A. 215 năm
- B. 210 năm
- C. 208 năm
- D. 220 năm
Câu 19: Việc ban hành Quốc triều hình luật diễn ra trong thời kì nào?
- A. Thời nhà Lý
- B. Thời nhà Trần
- C. Thời nhà Hồ
- D. Thời nhà Tiền Lê
Câu 20: Bài thơ "Nam Quốc sơn hà" được sử dụng trong cuộc kháng chống Tống thời Lý là một biểu hiện của nghệ thuật quân sự gì?
- a. tiên phát chế nhân
- b. thanh dã
- c. công tâm
- d. thủy chiến
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ Tình hình chính trị, quân sự và pháp luật
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ – Một số danh nhân văn hóa xuất sắc của dân tộc
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 13: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII
- Trắc nghiệm lịch sử bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ – Tình hình kinh tế xã hội
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 17: Ôn tập chương II và chương III
- Trắc nghiệm Lịch sử 7 học kì II (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 chương 4: Đại Việt thời Lê Sơ (thế kỉ XV- đầu thế kỉ XVI) (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 phần 1: Khái quát lịch sử thế giới trung đại (P3)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 25: Phong trào Tây Sơn – Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước