Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ Tình hình chính trị, quân sự và pháp luật
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ Tình hình chính trị, quân sự và pháp luật. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Thời Lê Thái Tổ, nhà vua chia cả nước thành
- a. 5 đạo
- b. 13 đạo thừa tuyên
- c. 10 lộ
- d. 5 phủ
Câu 2: Bộ máy chính quyền thời Lê sơ được tổ chức theo hệ thống nào?
- a. Đạo – Phủ - huyện – Châu – xã
- b. Đạo – Phủ - Châu – xã
- c. Đạo –Phủ - huyện hoặc Châu, xã
- d. Phủ - huyện – Châu
Câu 3: Bộ máy chính quyền thời Lê Sơ dược hoàn chỉnh nhất dưới thời vua nào?
- a. Lê Thái Tổ
- b. Lê Thái Tông
- c. Lê Nhân Tông
- d. Lê Thánh Tông
Câu 4: Chính sách nào của vua Lê Thánh Tông đã giúp tập trung tối đa quyền lực vào tay nhà vua?
- a. bãi bỏ chức tể tướng, đại hành khiển thay bằng 6 bộ do vua trực tiếp quản lý
- b. chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên
- c. ban hành bộ luật Hồng Đức để bảo vệ lợi ích của triều đình
- d. tăng cường lực lượng quân đội triều đình
Câu 5: Ai là người căn dặn các quan trong triều: “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ”.
- a. Lê Thái Tổ
- b. Lê Thánh Tông
- c. Lê Nhân Tông
- d. Lê Hiển Tông
Câu 6: Bộ “Quốc triều hình luật” hay “Luật Hồng Đức” được biên soạn và ban hành dưới thời vua nào?
- a. Lê Thái Tổ
- b. Lê Thái Tông
- c. Lê Thánh Tông
- d. Lê Nhân Tông
Câu 7: Quân đội Lê sơ được phiên chế thành những bộ phận nào?
- a. cấm quân và bộ binh
- b. bộ binh và thủy binh
- c. quân triều đình và quân địa phương
- d. cấm quân và quân ở các lộ
Câu 8: Nội dung chính của bộ “Luật Hồng Đức” là gì?
- a. Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc, giai cấp thống trị và địa chủ phong kiến.
- b. Khuyến khích phát triển kinh tế và bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ.
- c. Bảo vệ quyền lợi của đông đảo nhân dân và người lao động.
- d. Quy định việc tổ chức quân đội và nhiệm vụ của quân đội trong việc bảo vệ lãnh thổ đất nước; bảo vệ quyền lợi của những người tham gia quân đội.
Câu 9: Cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông không mang ý nghĩa nào đối với tình hình Đại Việt?
- a. hoàn thiện bộ máy nhà nước
- b. đưa chế độ phong kiến Việt Nam phát triển lên đỉnh cao
- c. ổn định chính trị để phát triển kinh tế, văn hóa
- d. thúc đẩy quá trình khai hoang và mở rộng lãnh thổ
Câu 10: Chế độ ngụ binh ư nông không mang lại hiệu quả nào cho nhà Lê?
- a. đảm bảo được một lực lượng quân đội lớn sẵn sàng huy động khi cần
- b. đảm bảo lao động cho sản xuất nông nghiệp
- c. giảm được ngân khố quốc gia cho việc nuôi quân đội
- d. duy trì một lực lượng tại ngũ lớn phục vụ cho quá trình Nam tiến
Câu 11: "Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ... Kẻ nào dám đem một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc thì tội phải chu di?
Lời căn dặn trên của vua Lê Thái Tông phản ánh điều gì?
- a. ý thức về việc bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc
- b. sách lược ngoại giao của nhà Lê đối với Trung Hoa
- c. chính sách đoàn kết để bảo vệ chủ quyền dân tộc
- d. chính sách Nam tiến của nhà Lê
Câu 12: Ý nào sau đây không là nội dung cơ bản được đề cập trong bộ Luật Hồng Đức?
- a. bảo vệ quyền lợi của nhà vua, hoàng tộc, giai cấp thống trị
- b. khuyến khích sự phát triển của kinh tế nông nghiệp
- c. bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ
- d. bảo vệ quyền lợi của nô tì
Câu 13: Nhận xét về lãnh thổ Đại Việt dưới thời Lê Thánh Tông so với thời Trần?
- a. được mở rộng về phía Nam
- b. bị thu hẹp ở phía Bắc
- c. được mở rộng về phía Đông
- d. không có gì thay đổi
Câu 14: Điểm tiến bộ nhất của luật Hồng Đức so với các bộ luật trong lịch sử phong kiến Việt Nam là?
- a. thực hiện chế độ hạn nô
- b. chú ý vào sức kéo trong nông nghiệp
- c. chiếu cố đến những thành phần nhỏ bé, dễ bị tổn thương trong xã hội
- d. chú trọng bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc
=> Kiến thức Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ Tình hình chính trị, quân sự và pháp luật
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm Lịch sử 7 học kì II (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 chương 5: Đại Việt ở các thế kỉ XVI-XVIII (P3)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 học kì I (P4)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 21: Ôn tập chương IV
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 26: Quang Trung xây dựng đất nước
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 17: Ôn tập chương II và chương III
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 28: Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII – Đầu thế kỉ XIX – Văn học, nghệ thuật
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ – Tình hình văn hóa, giáo dục
- Trắc nghiệm lịch sử 7 phần 1: Khái quát lịch sử thế giới trung đại (P3)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 chương 4: Đại Việt thời Lê Sơ (thế kỉ XV- đầu thế kỉ XVI) (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 chương 5: Đại Việt ở các thế kỉ XVI-XVIII (P1)