Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Hồi trống Cổ thành
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 10 bài Hồi trống Cổ thành trang 74 sgk. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Mâu thuẫn giữa Trương Phi và Quan Công là do:
- A. Trương Phi hiểu lầm Quan Công phản bội.
- B. Trương Phi và Quan Công có hiềm khích từ trướC.
- C. Quan Công không khuất phục Trương Phi.
- D. Quan Công muốn cướp thành của Trương Phi.
Câu 2: Tại sao Trương Phi quyết sống mái với Quan Công
- A. Vì ghét Quan Công.
- B. Vì không thỏa mãn làm đệ của một kẻ bội nghĩA.
- C. Vì hiểu lầm Quan Công hàng quân Tào, đến để giết mình.
- D. Vì tính nóng nảy, thiếu suy nghĩ thấu đáo.
Câu 3: Tác giả La Quán Trung sống vào khoảng thời gian nào?
- A. Cuối Minh đầu Thanh
- B. Cuối Nguyên đầu Minh
- C. Cuối Tống đầu Nguyên
- D. Cuối Hán đầu Đường
Câu 4: Tam quốc diễn nghĩa ra đời vào thời nào?
- A. Hán
- B. Minh
- C. Thanh
- D. Tống
Câu 5: Đoạn trích hồi trống cổ thành thuộc hồi nào?
- A. 38
- B. 18
- C. 48
- D. 28
Câu 6: Khi thấy Quan Công đến, thái độ của Trương Phi như thế nào?
- A. Mừng rỡ, chạy ra tiếp đón.
- B. Nổi giận muốn giết Quan Công.
- C. Thản nhiên như không có gì xảy ra.
- D. Không thích nhưng vẫn ra tiếp đón
Câu 7: Nhân vật trung tâm trong đoạn trích là ai?
- A. Quan Công
- B. Tào Tháo
- C. Trương Phi
- D. Trương Phi và Quan Công
Câu 8: Nhận định nào sau đây không đúng về tác dụng của việc Quan Công nhắc lại việc kết nghĩa vườn đào?
- A.Làm cho Trương Phi thêm tức giận Quan Công.
- B.Làm cho Trương Phi bình tĩnh lại và bớt tức giận Quan Công.
- C.Làm cho Trương Phi thêm hiểu lầm Quan Công.
- D.Làm cho Trương Phi thêm ngờ vực Quan Công.
Câu 9: Hình ảnh nào thể hiện niềm xúc động của Trương Phi khi hiểu ra sự tình ?
- A. Rỏ nước mắt
- B. Thụp lạy Quan Công
- C. Mời hai chị và Quan Công vào thành
- D. Hỏi kĩ việc ở Hứa Đô
Câu 10: Theo em, đỉnh điểm của đoạn trích là sự việc gì ?
- A. Tôn Càn báo tin, Trương Phi đùng đùng tức giận
- B. Trương Phi cầm giáo đâm thẳng vào Quan Công.
- C. Sái Dương xuất hiện
- D. Trương Phi chưa dứt hồi trống, đầu Sái Dương đã rơi xuống.
Câu 11: Đặc sắc của nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích là gì?
- A. Hấp dẫn
- B. Hấp dẫn, giàu kịch tính
- C. Kịch tính
- D. Tạo yếu tố bất ngờ
Câu 12: Nếu xem Cổ Thành là cửa ải thứ sáu, cửa ải nghiệt ngã nhất đối với Quan Công, thì vật chướng ngại lớn nhất cần vượt qua ở đây không chỉ mang ý nghĩa cụ thể mà con2 mang một ý nghĩa khái quát. Ý nghĩa khái quát đó là gì?
- A.Một sự hiểu lầm giữa hai anh em Quan, Trương cần được cải chính.
- B.Một hồi trống chém xong đầu tên tướng giặc.
- C.Một cơn nóng giận, cố chấp của viên hổ tướng.
- D.Một thử thách đối với lòng trung nghĩ.
=> Kiến thức Soạn văn 10 tập 2 bài Hồi trống Cổ thành trang 74 sgk
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn Hồi trống Cổ thành trang 74 sgk
- Kể lại câu chuyện bằng một đoạn văn khoảng 30 dòng
- Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Nhàn
- Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Trình bày một vấn đề
- Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Truyện Kiều
- Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Luyện tập viết đoạn văn tự sự
- Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
- Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự
- Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
- Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
- Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt
- Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Nhưng nó phải bằng hai mày