Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn

7 lượt xem

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 11 bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Hương Sơn là một quần thể danh thắng Phật giáo thuộc địa phận nào của nước ta?

  • A. Hạ Long - Quảng Ninh
  • B. Tràng An - Ninh Bình
  • C. Mĩ Đức - Hà Nội
  • D. Hội An - Quảng Nam

Câu 2: Bài “Hương Sơn phong cảnh ca” là của tác giả nào?

  • A. Nguyễn Khuyến
  • B. Phan Châu Trinh
  • C. Chu Mạnh Trinh
  • D. Nguyễn Công Trứ

Câu 3: Dòng nào sau đây nói đúng về quê hương của Chu Mạnh Trinh?

  • A. Làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, Hà Nam
  • B. Làng Phú Thị, tổng Mễ Sở, huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
  • C. Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định.
  • D. Làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân. Hà Tĩnh.

Câu 4: Biệt hiệu nào sau đây là của Chu Mạnh Trinh?

  • A. Trúc Vân
  • B. Bạch Vân cư sĩ
  • C. La Sơn phu tử
  • D. Tuệ Tĩnh.

Câu 5: Học vị cao nhất của Chu Mạnh Trinh là:

  • A. Thầy khoá
  • B. Tú tài
  • C. Cử nhân
  • D. Tiến sĩ

Câu 6: Chu Mạnh Trinh đỗ tiến sĩ vào khoa nào?

  • A. Khoa Tân Mùi (1871)
  • B. Khoa Mậu Tí (1888)
  • C. Khoa Nhâm Thìn (1892)
  • D. Khoa Đinh Dậu (1897)

Câu 7: Khoa thi Nhâm Thìn (1892) mà Chu Mạnh Trinh tham gia thuộc đời vua nào?

  • A. Hàm Nghi
  • B. Thành Thái
  • C. Thiệu Trị
  • D. Tự Đức

Câu 8: Dòng nào sau đây chưa chính xác về tác giả Chu Mạnh Trinh?

  • A. Sinh ra vào thế kỉ XIX
  • B. Ông sinh ra ở vùng Hưng Yên.
  • C. Ông là người học rộng tài cao lớn lên ông đỗ tiến sĩ.
  • D. Ông đỗ đạt cao nhưng không ra làm quan, chọn cuộc đời sống ẩn dật.

Câu 9: Bài “Hương Sơn phong cảnh ca” viết theo thể loại nào sau đây?

  • A. Hát xoan
  • B. Hát dặm
  • C. Hát nói
  • D. Hát quan họ

Câu 10: Câu thơ mở đầu: “Bầu trời cảnh Bụt” trong bài “Hương Sơn phong cảnh ca” nhằm mục đích gì?

  • A. Giới thiệu phong cảnh hữu tình của Hương Sơn.
  • B. Diễn tả không gian bao la của Hương Sơn.
  • C. Gợi không khí tâm linh của cảnh Hương Sơn.
  • D. Cho thấy khung cảnh thanh bình của Hương Sơn.

Câu 11: Về thể loại, bài “Hương Sơn phong cảnh ca” giống bài nào sau đây?

  • A. “Vịnh khoa thi Hương” của Trần Tế Xương.
  • B. “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ
  • C. “Sa hành đoản ca” của Cao Bá Quát
  • D. “Tiến sĩ giấy” của Nguyễn Khuyến.

Câu 12: Qua bài hát nói “Hương Sơn phong cảnh ca” tác giả gởi gắm sâu kín điều gì?

  • A. Niềm say mê thắng cảnh.
  • B. Bộc lộ sự sùng đạo.
  • C. Muốn giới thiệu đến người đọc một cảnh đẹp của đất nước.
  • D. Bộc lộ tình yêu nước kín đáo.

Câu 13: Nhận xét nào đúng vè nghệ thuật tả cảnh của bài thơ?

  • A. Sử dụng từ tạo hình, giọng thơ nhẹ nhàng, ngữ điệu tự do, phù hợp với tư tưởng phóng khoáng.
  • B. Sử dụng thủ pháp nghệ thuật so sánh, câu hỏi tu từ mang đến cho chúng ta một bức tranh thiên nhiên đậm chất thiền mênh mông non nước.
  • C. Nghệ thuật tả cảnh giàu chất tưởng tượng, phong phú về cảnh vật, không gian.
  • D. Tất cả đều đúng
Xem đáp án

=> Kiến thức Soạn văn bài: Bài ca phong cảnh Hương Sơn


Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội