Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Một thời đại trong thi ca
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 11 bài Một thời đại trong thi ca. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Nội dung của đoạn trích “Một thời đại trong thi ca” bàn đến vấn đề gì?
- A. Các tác phẩm thuộc phong trào Thơ mới.
- B. Quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh,
- C. Chủ nghĩa hiện thực Việt Nam.
- D. Tinh thần Thơ mới.
Câu 2: Câu nào dưới đây nói đúng về năm sinh và năm mất cua Hoài Thanh?
- A. Sinh năm 1915, mất năm 1951.
- B. Sinh năm 1920, mất năm 2002.
- C. Sinh năm 1930, mát năm 2008
- D. Sinh năm 1909, mất năm 1982.
Câu 3: Tác phẩm được đưa vào là tiểu luận cho cuốn sách nào
- A. Thi nhân Việt Nam
- B. Văn chương và hành động
- C. Nói chuyện thơ kháng chiến
- D. Bàn luận về văn học kháng chiến
Câu 4: Vì sao tác giả lại nói "cái tôi" vừa đáng thương và tội nghiệp?
- A. Vì "cái tôi" đã đem đến cho tâm hồn họ nỗi buồn, bơ vơ, muốn thoát nhưng không được.
- B. Họ là những thi nhân đang sống trong cuộc đời mong mỏi, tù túng của thân phận mất nước, mang trong mình "cái tôi" cô đơn, bé nhỏ nên họ thật đáng thương.
- C. Tương phản giữa khát vọng thoát thân và thực tế tù túng, bế tắc để thấy bi kịch của thi sĩ lãng mạn.
- D. Tất cả đều đúng
Câu 5: Hồn thơ “hùng tráng”, Hoài Thanh dùng chỉ nhà thơ nào trong bài viết “Một thời đại trong thi ca”?
- A. Lưu Trọng Lư
- B. Nguyễn Bính
- C. Huy Thông
- D. Nguyễn Nhược Pháp
Câu 6: Theo tác giả, điều cốt lõi mà nhà thơ mới đưa đến cho thi đàn Việt Nam lúc giờ là gì?
- A. quan niệm về thẩm mĩ
- B. quan niệm về cá nhân
- C. quan niệm về đạo đức
- D. quan niệm về tình yêu
Câu 7: Hoài Thanh viết: “Đời chúng ta nằm trong một chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi càng ớn lạnh”. Đó là nhân định của Hoài Thanh về hồn thơ của các nhà “Thơ mới” ở giai đoạn thoái trào. Cụm từ “say đắm vẫn bơ vơ ”, ông chỉ nhà thơ nào?
- A. Hàn Mặc Tử
- B. Xuân Diệu
- C. Lưu Trọng Lư
- D. Huy Cận
Câu 8: Hồn thơ “quê mùa”, Hoài Thanh dùng chỉ nhà thơ nào trong bài viết “Một thời đại trong thi ca”
- A. Nguyễn Bính
- B. Nguyễn Nhược Pháp
- C. Lưu Trọng Lư
- D. Huy Thông
Câu 9: Theo quan niệm của Hoài Thanh, chữ tôi trong Thơ mới có điều gì khác biệt với thơ cũ?
- A. Thể hiện tư tưởng cá nhân
- B. Xuất hiện sớm nhưng không được coi trọng
- C. Đến nay đã giành được vị trí xứng đáng, được cách nhà thơ khẳng định
- D. Tất cả đều đúng
Câu 10: Hồn thơ “mơ màng”, Hoài Thanh dùng chỉ nhà thơ nào trong bài viết “Một thời đại trong thi ca”?
- A. Xuân Diệu
- B. Lưu Trọng Lư
- C. Thế Lữ
- D. Nguyễn Bính
Câu 11: Hồn thơ “hùng tráng”, Hoài Thanh dùng chỉ nhà thơ nào trong bài viết “Một thời đại trong thi ca”?
- A. Nguyễn Nhược Pháp
- B. Lưu Trọng Lư
- C. Huy Thông
- D. Nguyễn Bính
Câu 12: Hồn thơ “trong sáng”, Hoài Thanh dùng chỉ nhà thơ nào trong bài viết “Một thời đại trong thi ca”?
- A. Nguyễn Nhược Pháp
- B. Lưu Trọng Lư
- C. Thế Lữ
- D. Nguyễn Bính
Câu 13: Theo tác giả, cái khó trong việc tìm ra tinh thần Thơ mới là gì?
- A. Trong Thơ mới có những trần ngôn sáo ngữ.
- B. Bài thơ nào trong thơ mới cũng là kiệt tác.
- C. Trong Thơ mới có những cái tầm thường, cái lố lăng.
- D. Trong Thơ mới có những bài thơ chúc tụng.
Câu 14: Hồn thơ “kì dị", Hoài Thanh dùng chỉ nhà thơ nào trong bài viết “Một thời đại trong thi ca”
- A. Xuân Diệu
- B. Huy Cận
- C. Chế Lan Viên
- D. Hàn Mặc Tử
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Lẽ ghét thương (Trích Truyện Lục Vân Tiên)
- Trắc nghiệm ngữ văn 11 bài: Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: phần các tác phẩm văn học nước ngoài
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: phần ôn tập văn học trung đại Việt Nam
- Trắc nghiệm ngữ văn 11 bài: Bản tin
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Tràng giang (P2)
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Tràng giang (P1)
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Đây thôn Vĩ Dạ (P2)
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Chạy giặc
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Hạnh phúc của một tang gia
- Trắc nghiệm ngữ văn 11 bài: Luyện tập thao tác lập luận phân tích
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn