Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Bài học đường đời đầu tiên

308 lượt xem

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 6 bài Bài học đường đời đầu tiên. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Đặc điểm nào chưa đúng về nhà văn Tô Hoài?

  • A. Tô Hoài sinh năm 1920,
  • B, Ông sinh ra ở mảnh đất Nghệ An giàu truyền thống cách mạng.
  • C. Ông viết văn từ trước cách mạng tháng Tám – 1945
  • D. Là nhà văn hiện đại Việt Nam, có nhiều tác phẩm dành cho thiếu nhi.

Câu 2: Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên được trích từ tác phẩm nào?

  • A. Đất rừng phương Nam.
  • B. Dế Mèn phiêu lưu kí.
  • C. Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.
  • D. Những năm tháng cuộc đời.

Câu 3: Đoạn trích nằm ở phần nào của tác phẩm?

  • A. Chương I
  • B. Chương III
  • C. Chương VI
  • D. Chương X

Câu 4: Chi tiết nào sau đây không thể hiện sự trịch thượng, ích kỉ và khinh thường Dế Choắt

  • A. Xưng hô với Dế Choắt là chú mày và tao mặc dù cả hai cùng bằng tuổi
  • B. Sang chơi nhà Dế Choắt thì hết sức chê bai nhà Dế Choắt
  • C. Khi Dế Choắt xin đào giúp một ngách sang nhà thì Dế Mèn khinh khỉnh, ích kỉ không cho và nói những lời phỉ báng.
  • D. Dế Mèn đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum và đắp thành nấm mộ to

Câu 5: Hai nhân vật chính trong đoạn trích trên là ai?

  • A. Mẹ Dế Mèn và Dế Mèn.
  • B. Dế Mèn và chị Cốc.
  • C. Dế Mèn và Dế Choắt.
  • D. Chị Cốc và Dế Choắt.

Câu 6: Trước cái chết thương tâm của Dế Choắt, Dế Mèn đã có thái độ như thế nào?

  • A. Buồn rầu và sợ hãi
  • B. Thương và ăn năn hối hận
  • C. Than thở và buồn phiền
  • D. Nghĩ ngợi và xúc động

Câu 7: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là

  • A. Tự sự
  • B. Biểu cảm
  • C. Miêu tả
  • D. Nghị luận

Câu 8: Văn bản Bài học đường đời đầu tiên sử dụng hiệu quả nhất biện pháp tu từ nào?

  • A. So sánh
  • B. Ẩn dụ
  • C. Nhân hóa
  • D. Hoán dụ

Câu 9: Tác giả đã khắc họa vẻ ngoài của Dế Mèn như thế nào?

  • A. Ốm yếu, gầy gò và xanh xao.
  • B. Khỏe mạnh, cường tráng và đẹp đẽ.
  • C. Mập mạp, xấu xí và thô kệch.
  • D. Thân hình bình thường như bao con dế khác.

Câu 10: Tính cách của Dế Mèn trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên như thế nào?

  • A. Hiền lành, tốt bụng và thích giúp đỡ người khác.
  • B. Khiêm tốn, đối xử hòa nhã với tất cả các con vật chung quanh,
  • C. Hung hăng, kiêu ngạo, xem thường các con vật khác.
  • D. Hiền lành và ngại va chạm với mọi người. 

Câu 11: Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn rút ra được qua cái chết của Dế Choắt là gì?

  • A. Không nên trêu ghẹo những con vật khác, nhất là họ hàng nhà Cốc.
  • B. Nếu có ai nhờ mình giúp đỡ thì phải nhiệt tâm thực hiện, nếu không có ngày mình cần thì sẽ không có ai giúp đỡ.
  • C. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào thân.
  • D. Cần đối xử với mọi người thân thiện, hòa nhã, tránh thái độ xem thường người khác.

Câu 12: Trước khi chết, Dế Choắt đã khuyên Dế Mèn những gì?

  • A. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.
  • B. Ở đời không nên xem thường người khác, cần tôn trọng người khác như chính bản thân mình.
  • C. Cần phải báo thù cho Choắt.
  • D. Không nên trên ghẹo người khác.

Câu 13: Bài học rút ra từ đoạn trích là gì?

  • A. Sống ở đời phải khiêm tốn, biết nhường nhịn và cảm thông với người khác.
  • B. Không được kiêu căng, tự phụ để rồi không chỉ hại mình mà còn gây vạ cho người khác.
  • C. Cần phải sống đoàn kết, thân ái với mọi người xung quanh.
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 14: Giá trị nghệ thuật của đoạn trích trên thể hiện ở điểm nào?

  • A. Truyện kể theo ngôi thứ nhất hấp dẫn.
  • B. Cách quan sát, miêu tả loài vật sống động, trí tưởng tượng phong phú.
  • C. Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.
  • D. Tất cả đều đúng.
Xem đáp án

=> Kiến thức Soạn bài: Bài học đường đời đầu tiên


Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội