Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 6 bài Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Nhận định nào dưới đây nêu đúng nhất về chức năng của văn bản?
- A. Giao tiếp
- B. Trò chuyện
- C. Dạy học
- D. Ra lệnh
Câu 2: Khái niệm văn bản là gì?
- A. Văn bản được tạo thành bởi nhiều câu có chung ý nghĩa, được sắp xếp thành nhiều đoạn.
- B. Văn bản là chuỗi lời nói miệng, bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp thực hiện mục đích giao tiếp
- C. Văn bản là những đoạn truyền tải thông điệp, ý tưởng của tác giả đối thoại với người đọc
- D. Văn bản là những đoạn văn được tạo thành nhằm mục đích giao tiếp.
Câu 3: Bức thư em gửi bạn thuộc kiểu văn bản nào?
- A. Biểu cảm
- B. Phải căn cứ vào nội dung bức thư để xếp loại
- C. Miêu tả
- D. Thuyết minh
Câu 4: Truyện Con rồng cháu tiên thuộc kiểu văn bản nào?
- A. Thuyết minh
- B. Tự sự
- C. Hành chính - công vụ
- D. Nghị luận
Câu 5: Có mấy loại phương thức biểu đạt chính?
- A. 3
- B. 4
- C. 5
- D. 6
Câu 6: Để tường thuật trận đấu bóng đá cần sử dụng văn bản nào?
- A. Tự sự
- B. Miêu tả
- C. Thuyết minh
- D. Biểu cảm
Câu 7: "Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi - bấy giờ đã làm vua - cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo ở bên người tự nhiên động đậy. Con Rùa Vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân !".Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh." (Sự tích Hồ Gươm, Ngữ văn 6, tập 1) Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?
- A. Biểu cảm.
- B. Miêu tả.
- C. Tự sự.
- D. Nghị luận.
Câu 8: Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu là?
- A. Miêu tả
- B. Biểu cảm
- C. Tự sự
- D. Tất cả 3 đáp án đều đúng.
Câu 9: Giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp của sự vật, hiện tượng người ta sử dụng văn bản?
- A. Nghị luận
- B. Miêu tả
- C. Biểu cảm
- D. Thuyết minh
Câu 10: Phương thức biểu đạt chủ yếu của truyền thuyết, cổ tích là?
- A. Miêu tả
- B. Tự sự
- C. Biểu cảm
- D. Thuyết minh.
Câu 11: Theo em, lời phát biểu của thầy cô giáo trong buổi lễ khai giảng năm học mới được xem là một văn bản
A. Có hình thức câu chữ rõ ràng
B. Có nội dung thông báo đầy đủ
- C. Có hình thức và nội dung thông báo hoàn chỉnh
D. Được in trong sách
Câu 12: Bày tỏ niềm yêu mến, xúc động về tấm gương vượt khó trong cuộc sống, cần sử dụng văn bản gì?
- A. Tự sự
- B. Nghị luận
- C. Biểu cảm
- D. Hành chính – công vụ
Câu 13: Đoạn văn sau viết theo phương thức biểu đạt nào ? Căn bệnh thiếu khiêm tốn vừa là căn bệnh trẻ, lại vừa là căn bệnh già. Không ít các "đại gia" sau nhiều năm làm việc, trở thành những lão làng trong ngành mình, đã không còn muốn nối chí người xưa trong việc giữ gìn đức khiêm cung. Họ ráo riết đòi hỏi những phong tặng cao hơn cả sự đóng góp của bản thân. Họ hăng hái xây quá sớm cho mình những ngôi sinh từ, họ không đủ trung thực để ngăn cản những học trò và những kẻ xu nịnh viết quá sớm cho họ những bài văn tế sống. [...]
- A. Miêu tả
- B. Tự sự
- C. Thuyết minh
- D. Nghị luận
Câu 14: Tại sao lại khẳng định câu ca dao sau đây là một văn bản ? "Gió mùa thu mẹ ru con ngủ Năm canh chày mẹ thức đủ cả năm"
- A. Có hình thức và nội dung thông báo hoàn chỉnh
- B. Có nội dung thông báo đầy đủ
- C. Có hình thức câu chữ rõ ràng
- D. Được in trong sách
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài So sánh
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Vượt thác
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Cô Tô
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Cây tre Việt Nam
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Tổng kết phần Văn và Tập làm văn
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Con hổ có nghĩa
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Viết đơn
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Các thành phần chính của câu
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Bánh chưng bánh giầy
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Câu trần thuật đơn
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt