Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài Bài ca nhà tranh bị gió thu tàn phá. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Nhà thơ Đỗ Phủ sống vào giai đoạn phong kiến nào trong lịch sử Trung Quốc?
- A. nhà Đường
- B. Nhà Thanh
- C. Nhà Mãn
- D. Nhà Hán
Câu 2: Bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá có thể chia thành mấy phần?
- A. 3
- B. 4
- C. 5
- D. 6
Câu 3: Ở phần một bài thơ, tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào?
- A. Tự sự, biểu cảm trực tiếp
- B. Miêu tả, miêu tả kết hợp tự sự
- C. Tự sự, tự sự kết hợp biểu cảm
- D. Miêu tả, miêu tả kết hợp biểu cảm
Câu 4: Ý nghĩa nổi bật của chi tiết “trẻ con cướp tranh”?
- A. Nói rõ hơn nỗi khổ của tác giả
- B. Thể hiện tâm trạng bực tức của tác giả
- C. Cho thấy cả nỗi khổ của những người trong xóm
- D. Phản ánh những thói xấu của trẻ em trong xóm
Câu 5: Nỗi khổ nào sau đây của tác giả không xuất hiện trong bài thơ?
- A. Nỗi khổ vì ngôi nhà bị gió cuốn
- B. Nỗi khổ phải nằm trong mưa lạnh
- C. Nỗi khổ vì cuộc đời quá nhiều bất công
- C. Nỗi khổ về tinh thần khi chứng kiến cảnh trẻ con cướp những tấm tranh, cuộc sống cùng cực quá đã làm thay đổi tính cách trẻ thơ.
Câu 6: Nỗi khổ của nhà thơ được thể hiện như thế nào?
- A. Xa quê, một mình cô đơn
- B. Sống trong cảnh loạn li, nhà nghèo, tuổi già, con dại
- C. Nhà nghèo, bệnh tật không có thuốc chữa
- D. Nhà tranh dột nát, con thơ đói khát
Câu 7: Đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ "Bài ca nhà tranh bị gió thu phá"( Đỗ Phủ) là gì?
- A. Bố cục chặt chẽ
- B. Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt
- C. Bút pháp hiện thực sắc sảo.
- D. Tất cả đều đúng
Câu 8: Câu thơ nào thể hiện rõ nhất chủ nghĩa nhân đạo cao cả của nhà thơ?
- A. Ước được nhà rộng muôn ngàn gian,
- B. Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan,
- C. Gió mưa chẳng núng, vững vàng như thạch bàn!
- D. Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được!
Câu 9: Theo em vì sao ước mơ của tác giả cao đẹp như vậy lại bật lên lời than “Than ôi!”
- A. Vì Đỗ Phủ không tin ước vọng ấy có thể trở thành hiện thực trong xã hội bế tắc, bất công.
- B. Đó là ước mơ cao cả nhưng chua xót.
- C. Phê phán hiện thực xã hội phong kiến bất công.
- D. Tất cả đều đúng
Câu 10: Chủ nghĩa nhân đạo cao cả của nhà thơ được thể hiện rõ nhất qua?
- A. Ước được nhà rộng muôn ngàn gian
- B. Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan
- C. Gió mưa chẳng núng, vững vàng như thạch bàn
- D. Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được
=> Kiến thức Soạn văn bài: Bài ca nhà tranh bị gió thu tàn phá
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Quá trình tạo lập văn bản
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Bài Côn Sơn ca
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: Ôn tập về phần tập làm văn
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Ca Huế trên sông Hương
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Thêm trạng ngữ cho câu
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Ôn tập phần văn
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Quan hệ từ
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Nam quốc sơn hà