Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Chủ đề của bài thơ là:
- A. Đăng sơn ức hữu (lên núi nhớ bạn)
- B. Vọng nguyệt hoài hương (trông trăng nhớ quê)
- C. Sơn thuỷ hữu tình (non nước hữu tình)
- D. Tức cảnh sinh tình (trước cảnh sinh tình)
Câu 2: Thể thơ của bài Tĩnh dạ tứ là gì?
- A. Thất ngôn tứ tuyệt
- B. Thất ngôn bát cú
- C. Ngũ ngôn tứ tuyệt
- D. Lục bát
Câu 3: Hai câu thơ đầu bài Tĩnh dạ tứ tả cảnh gì?
- A. Miêu tả hình ảnh ánh trăng trong đêm thanh tĩnh
- B. Miêu tả hình ảnh trăng và sương
- C. Miêu tả nhân vật ngắm trăng
- D. Miêu tả cảnh đêm khuya tĩnh lặng
Câu 4: Bài thơ được viết theo phương thức biểu đạt nào?
- A. Tự sự.
- B. Miêu tả
- C. Biểu cảm
- D. Biểu cảm qua miêu tả
Câu 5: Ánh trăng trong bài thơ có ý nghĩa nào sau đây?
- A. Biểu hiện tình yêu thiên nhiên
- B. Biểu hiện tình yêu quê hương sâu nặng
- C. Biểu hiện tình quê của tác giả trong sáng như vầng trăng
- D. Tất cả đều đúng
Câu 6: Nhận xét nào sau đây chính xác về bài thơ Tĩnh dạ tứ?
- A. "Tĩnh dạ tứ" là một bài thơ Đường luật.
- B. "Tĩnh dạ tứ" là một bài thơ nổi tiếng của Đỗ Phủ.
- C. Hai câu thơ sau tả cảnh thuần túy.
- D. Bài thơ là nỗi niềm hoài hương của tác giả.
Câu 7: Bài thơ " Tĩnh dạ tứ" có những nét nghệ thuật đặc sắc nào sau đây?
- A. Ngắn gọn, từ ngữ chọn lọc, tinh tế mà hàm súc.
- B. Phép đối sáng tạo.
- C. Dùng câu rút gọn lược chủ ngữ.
- D. Tất cả đều đúng.
Câu 8: Biện pháp nghệ thuật chủ yếu nào được dùng trong bài thơ?
- A. Phép đối
- B. Phép tương phản
- C. Phép điệp
- D. Phép so sánh
Câu 9: Vầng trăng sáng trong thơ Lí Bạch thể hiện ý nghĩa nào sau đây ?
- A. Biểu hiện tình yêu thiên nhiên
- B. Biểu hiện tình yêu quê hương sâu nặng
- C. Biểu hiện tình quê của Lí Bạch trong sáng, đầy ắp, nguyên vẹn như vầng trăng
- D. Tất cả đều đúng.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Quá trình tạo lập văn bản
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Bài Côn Sơn ca
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: Ôn tập về phần tập làm văn
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Ca Huế trên sông Hương
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Thêm trạng ngữ cho câu
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Ôn tập phần văn
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Quan hệ từ
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Nam quốc sơn hà