Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Tình thái từ
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Tình thái từ. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Có bao nhiêu loại tình thái từ?
- A. 4 loại
- B. 3 loại
- C. 5 loại
- D. 6 loại
Câu 2: Tình thái từ là gì?
- A. Là những từ dùng làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đáp.
- B. Là những từ được thêm vào câu để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói và người viết.
- C. Là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.
- D. Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu, dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến từ ngữ đó.
Câu 3: Khi sử dụng tình thái từ, cần chú ý điều gì?
- A. Tính địa phương
- B. Phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
- C. Không được sử dụng biệt ngữ
- D. Phải có sự kết hợp với các trợ từ
Câu 4: Câu nào dưới đây không sử dụng tình thái từ?
- A. Nếu vậy, tôi chẳng biết trả lời ra sao.
- B. Giúp tôi với, lạy Chúa!
- C. Tôi đã chẳng bảo ngài cẩn thận đấy ư?
- D. Những tên khổng lồ nào cơ?
Câu 5: Tình thái từ trong câu "Thầy mệt ạ?" biểu thị điều gì?
- A. Nghi vấn, kính trọng.
- B. Nghi vấn, bình thường.
- C. Cảm thán, bình thường.
- D. Cầu khiến, kính trọng.
Câu 6: Câu nào dưới đây sử dụng tình thái từ cầu khiến?
- A. Anh không muốn kết bạn với nó à?
- B. Bác nghỉ, tôi về đây ạ!
- C. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?
- D. Thôi im đi, anh bạn Xan-chô.
Câu 7: Câu nào dưới đây sử dụng tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm?
- A. Đừng hòng bắt được nó nhé!
- B. Thật là may mắn lắm thay!
- C. Hãy đứng lên đi!
- D. Có đi hay không thì bảo chứ?
Câu 8: Những tình thái từ được in đậm trong các câu sau thuộc nhóm tình thái từ nào?
1. Bác trai đã khá rồi chứ?
2. Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à?
3. U bán con thật đấy ư?
4. Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?
- A. Tình thái từ cảm thán.
- B. Tình thái từ nghi vấn.
- C. Tình thái từ cầu khiến.
- D. Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm.
Câu 9: Câu nào dưới đây sử dụng tình thái từ nghi vấn?
- A. Thế nó cho bắt à?
- B. Em xin chào bác nhé!
- C. Xin hãy đợi tôi với!
- D. Tôi không dám đâu ạ!
Câu 10: Từ ”đi” trong câu: ”Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!” thuộc dạng nào dưới đây?
- A. Tình thái từ cảm thán biểu thị sự thuyết phục
- B. Tình thái từ cầu khiến tỏ ý thách thức
- C. Tình thái từ cầu khiến yêu cầu người khác làm việc gì đó cho mình
- D. Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm
Câu 11: Tình thái từ trong câu "Trưa nay các em được về nhà cơ mà" thuộc loại nào?
- A. Tình thái từ nghi vấn.
- B. Tình thái từ cầu khiến.
- C. Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm.
- D. Tình thái từ cảm thán.
Câu 12: Từ chỉ tình thái được in đậm trong câu “Giúp tôi với, lạy Chúa!” thuộc nhóm nào và có ý nghĩa gì?
- A. Tình thái từ cầu khiến, thể hiện sự bắt buộc của người nói với người khác để làm một việc gì đó cho mình
- B. Tình thái từ cảm thán, biểu thị sự thuyết phục của người nói đối với một người khác để làm một việc gì đó cho mình
- C. Tình thái từ cầu khiến, thể hiện yêu cầu tha thiết của người nói về việc muốn một người khác làm một việc gì đó cho mình
- D. Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm, thể hiện sự sợ hãi của người nói
Câu 13: Cho đoạn văn:
Lâu lâu, cái Tí chừng như cũng hiểu được nỗi đau lòng của mẹ, nó không khóc nữa. Lau sạch nước mắt, nó chạy đến chỗ cái Tỉu cúi đầu tận mặt con này, nó hôn mỗi má mấy cái, và nó lại mếu:
- Tỉu ở nhà nhé! Tỉu ở nhà với anh Dần nhé! Chị phải đi đây. Chị sang ở với cụ Nghị kia đây. Từ rày trở đi chị không ẵm Tỉu nữa. Bao giờ Tỉu lớn Tỉu sang bên ấy tìm chị, Tỉu nhé!
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
- A. Muốn lời nói của mình được người nghe chú ý
- B. Muốn người nghe đồng tình với đề nghị của mình
- C. Muốn người nghe làm theo đề nghị của mình
- D. Cả B và C đều đúng
Quan sát những từ in đậm trong các ví dụ sau và trả lời câu hỏi
a. “Mẹ đi làm rồi à?”
b. “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo.
- Con nín đi!”
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
c. “Thương thay cũng một kiếp người
Khéo thay mang lấy sắc tài làm chi!”
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
d. “Em chào cô ạ!”
Câu 14: Trong các câu (a) nếu bỏ các từ in đậm thì ý nghĩa của câu có gì thay đổi?
- A. Câu không có gì thay đổi
- B. Câu không còn là câu cảm thán nữa
- C. Câu không còn là câu cầu khiến nữa
- D. Câu không còn là câu nghi vấn nữa
Câu 15: Tất cả các từ in đậm trong các câu (a), (b), (c), (d) đều là tình thái từ?
- A. Đúng
- B. Sai
Câu 16: Trong các câu dưới đây, từ nào (trong các từ in đậm) là tình thái từ, từ nào không phải là tình thái từ.
a. Em thích trường nào thì thi vào trường ấy.
b. Nhanh lên nào, anh em ơi!
c. Làm như thế mới đúng chứ!
d. Tôi đã khuyên bảo nó nhiều lần rồi chứ có phải không đâu.
e. Cứu tôi với!
g. Nó đi chơi với bạn từ sáng.
h. Con cò đậu ở đằng kia.
i. Nó thích hát dân ca Nghệ Tĩnh kia.
- A. Các câu b, c, e, i
- B. Các câu a, c, e, g
- C. Các câu a, b, c, d
- D. Các câu a, c, e, i
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Viết đoạn văn trình bày luận điểm
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Tổng kết phần văn
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Ôn tập và kiểm tra tiếng Việt
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Ôn luyện về dấu câu
- Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Đi bộ ngao du
- Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
- Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Thuyết minh về một thể loại văn học
- Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Ông đồ
- Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Đánh nhau với cối xay gió
- Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Tôi đi học