Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Mùa xuân nho nhỏ

231 lượt xem

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 9 bài Mùa xuân nho nhỏ. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Bài thơ mùa xuân nho nhỏ được sáng tác trong giai đoạn nào?

  • A. Viết tháng 11- 1980, trong những ngày nhà thơ vận lộn với bệnh tật trước khi qua đời.
  • B. Viết tháng 11- 1981, trong những ngày nhà thơ vận lộn với bệnh tật trước khi qua đời

  • C. Viết tháng 11- 1982, trong những ngày nhà thơ vận lộn với bệnh tật trước khi qua đời.
  • D. Viết tháng 11- 1979, trong những ngày nhà thơ vận lộn với bệnh tật trước khi qua đời.

Câu 2: Mùa xuân nho nhỏ được viết giống thể thơ của tác phẩm nào?

  • A. Đêm nay Bác không ngủ
  • B. Bài thơ về tiểu đội xe không kính
  • C. Đồng chí
  • D. Đoàn thuyền đánh cá

Câu 3: Mùa xuân của đất trời đã được tác giả phác họa bằng những hình ảnh, chi tiết nào ?

  • A. Màu sắc, hình ảnh, âm thanh.
  • B. Bông hoa, dòng sông, tiếng chim hót.
  • C. Bông hoa, dòng sông, tiếng chim hót giọt âm thanh.
  • D. Cảnh sắc của xứ Huế.

Câu 4: Viết Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải đã thể hiện được :

  • A. Một tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên say đắm của mình.
  • B. Niềm tha thiết yêu cuộc sống, khát vọng được dâng hiến cho đời của nhà thơ.
  • C. Tình yêu đất nước- một đất nước đang hối hả chiến đấu và dựng xây.
  • D. Niềm say sưa ngây ngất của mình trước mùa xuân của đất trời.

Câu 5: Mùa xuân nho nhỏ bắt nguồn từ cảm xúc nào?

  • A. Cảm xúc về vẻ đẹp và truyền thống của đất nước
  • B. Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế
  • C. Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân Hà Nội
  • D. Cảm xúc về thời điểm lịch sử đáng nhớ của dân tộc

Câu 6: Ý nào nêu đúng nhất về giọng điệu của bài thơ?

  • A. Hào hùng, mạnh mẽ
  • B. Bâng khuâng, tiếc nuối
  • C. Trong sáng, thiết tha
  • D. Nghiêm trang, thành kính

Câu 7: Những hình ảnh nào đã thể hiện ước nguyện khiêm nhương mà cao đẹp của nhà thơ ?

  • A. Cành hoa, con chim hót.
  • B. Cành hoa, con chim hót, dòng sông xanh.
  • C. Cành hoa, con chim hót, nốt trầm xao xuyến
  • D. Cành hoa, con chim hót, giọt sương mai.

Câu 8: Tác giả đã sử dụng phép tu từ nào là chính trong đoạn thơ sau?
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng

  • A. So sánh
  • B. Ẩn dụ
  • C. Hoán dụ
  • D. Nhân hóa

Cho đoạn thơ sau

Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Câu 9: Những hình ảnh “ con chim” , “cành hoa” , “nốt trầm xao xuyến” cùng có chung một ý nghĩa biểu tượng gì ?

  • A. Là những gì tươi đẹp , có ích cho cuộc đời.
  • B. Là những gì bình dị ,nhỏ bé, nhưng có ích cho cuộc đời .
  • C. Là những cống hiến lớn lao cho cuộc đời.
  • D. Là những hình ảnh đẹp nhất của mùa xuân

Câu 10: Điều tâm niệm của nhà thơ thể hiện rõ nét qua khổ thơ trên là gì ?

  • A. Khát vọng được sống và được hưởng một cuộc sống tươi đẹp.
  • B. Niềm khát khao được làm những gì thật sự lớn lao có ích cho đất nước .
  • C. Khát khao được hòa mình vào thiên nhiên
  • D. Khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống , cống hiến phần tốt đẹp , dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung , cho đất nước .

Câu 11: Phép tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Một mùa xuân nho nhỏ”?

  • A. So sánh
  • B. Nhân hóa
  • C. Ẩn dụ
  • D. Ẩn dụ

Câu 12: Mùa xuân tươi đẹp của đất nước được tập trung thể hiện qua những hình ảnh nào ?

  • A. Người cầm súng, người ra đồng, lộc non.
  • B. Hình ảnh, so sánh, từ láy.
  • C. Lộc trải dài nương mạ.
  • D. Lộc giắt đầy trên lưng.
Xem đáp án

=> Kiến thức Soạn văn bài: Mùa xuân nho nhỏ


Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội