Trắc nghiệm sinh học 7 bài 4: Trùng roi
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 7 bài 4: Trùng roi. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Trùng roi có màu xanh lá cây nhờ
- A. Sắc tố ở màng cơ thể
- B. Màu sắc của hạt diệp lục
- C. Màu sắc của điểm mắt
- D. Sự trong suốt của màng cơ thể
Câu 2: Trùng roi thường tìm thấy ở đâu?
- A. Trong không khí.
- B. Trong đất khô.
- C. Trong cơ thể người.
- D. Trong nước.
Câu 3: Phương thức dinh dưỡng chủ yếu của trùng roi xanh là
- A. quang tự dưỡng.
- B. hoá tự dưỡng.
- C. quang dị dưỡng.
- D. hoá dị dưỡng.
Câu 4: Vị trí của điểm mắt trùng roi là
- A. trên các hạt dự trữ
- B. gần gốc roi
- C. trong nhân
- D. trên các hạt diệp lục
Câu 5: Vai trò của điểm mắt ở trùng roi là
- A. bắt mồi.
- B. định hướng.
- C. kéo dài roi.
- D. điều khiển roi.
Câu 6: Trùng roi khác thực vật ở những điểm nào?
- A. Có khả năng di chuyển
- B. Có diệp lục
- C. Tự dưỡng
- D. Có cấu tạo tế bào
Câu 7: Bào quan nào của trùng roi có vai trò bài tiết và điều chỉnh áp suất thẩm thấu?
- A. Màng cơ thể.
- B. Không bào co bóp.
- C. Các hạt dự trữ.
- D. Nhân.
Câu 8: Hình thức sinh sản chủ yếu của trùng roi xanh là
- A. mọc chồi.
- B. phân đôi.
- C. đẻ con.
- D. tạo bào tử.
Câu 9: Phương thức sinh sản chủ yếu của trùng roi là
- A. mọc chồi
- B. phân đôi.
- C. tạo bào tử.
- D. đẻ con.
Câu 10: Trùng roi nhận biết được ánh sáng là nhờ
- A. Có không bào co bóp
- B. Có điểm mắt
- C. Có lông, roi
- D. Có hạt diệp lục
Câu 11: Trùng roi di chuyển như thế nào?
- A. Đầu đi trước.
- B. Đuôi đi trước.
- C. Đi ngang.
- D. Vừa tiến vừa xoay.
Câu 12: Khi trùng roi xanh sinh sản thì bộ phận phân đôi trước là
- A. nhân tế bào
- B. không bào co bóp
- C. điểm mắt
- D. roi
Câu 13: Nhờ hoạt động của điểm mắt mà trùng roi có tính
- A. hướng đất.
- B. hướng nước.
- C. hướng hoá.
- D. hướng sáng.
Câu 14: Sinh sản của trùng roi là
- A. Vô tính
- B. Hữu tính
- C. Vừa vô tính vừa hữu tính
- D. Không sinh sản
Câu 15: Hình thức sinh sản của tập đoàn trùng roi là
- A. Vô tính
- B. Hữu tính
- C. Vừa vô tính vừa hữu tính
- D. Không sinh sản
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 43: Cấu tạo trong của chim bồ câu
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Sâu bọ
- Trắc nghiệm sinh học 7 chương 5: Ngành chân khớp (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 7 chương 6: Ngành động vật có xương (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài
- Trắc nghiệm sinh học 7 chương 1: Ngành động vật nguyên sinh
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành Giun tròn
- Trắc nghiệm sinh học 7 chương 6: Ngành động vật có xương (P3)
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 57: Đa dạng sinh học
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 49: Đa dạng của lớp Thú (tiếp). Bộ Dơi và bộ Cá voi
- Trắc nghiệm sinh học 7 học kì II (P3)
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 4: Trùng roi