Trắc nghiệm sinh học 8 chương 1: Khái quát về cơ thể người (P2)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 8 chương 1: Khái quát về cơ thể người (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Kiến thức về cơ thể người và vệ sinh có liên quan mật thiết với ngành nào dưới đây ?
- A. Tất cả các phương án còn lại
- B. Tâm lý giáo dục học
- C. Thể thao
- D. Y học
Câu 2: Loài động vật nào dưới đây có nhiều đặc điểm tương đồng với con người nhất ?
- A. Cu li
- B. Khỉ đột
- C. Tinh tinh
- D. Đười ươi
Câu 3: Khi mất khả năng dung nạp chất dinh dưỡng, cơ thể chúng ta sẽ trở nên kiệt quệ, đồng thời khả năng vận động cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Ví dụ trên phản ánh điều gì ?
- A. Các hệ cơ quan trong cơ thể có mối liên hệ mật thiết với nhau
- B. Dinh dưỡng là thành phần thiết yếu của cơ và xương
- C. Hệ thần kinh và hệ vận động đã bị hủy hoại hoàn toàn do thiếu dinh dưỡng
- D. Tất cả các phương án đưa ra
Câu 4: Vai trò tiếp nhận và trả lời kích thích của môi trường, điều hòa hoạt động các cơ quan là của hệ cơ quan nào?
- A. Hệ vận động
- B. Hệ tuần hoàn
- C. Hệ bài tiết
- D. Hệ thần kinh
Câu 5: Sinh học 8 có nhiệm vụ là gì ?
- A. Cung cấp những kiến thức cơ bản đặc điểm cấu tạo, chưc năng của cơ thể người trong mối quan hệ với môi trường
- B. Cung cấp những hiểu biết về phòng chống bệnh tật và rèn luyện thân thể
- C. Làm sáng tỏ một số hiện tượng thực tế xảy ra trên cơ thể con người
- D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 6: Để tìm hiểu về cơ thể người, chúng ta có thể sử dụng phương pháp nào sau đây ?
1. Quan sát tranh ảnh, mô hình… để hiểu rõ đặc điểm hình thái, cấu tạo của các cơ quan trong cơ thể.
2. Tiến hành làm thí nghiệm để tìm ra những kết luận khoa học về chức năng của các cơ quan trong cơ thể.
3. Vận dụng những hiểu biết khoa học để giải thích các hiện tượng thực tế, đồng thời áp dụng các biện pháp vệ sinh và rèn luyện thân thể.
- A. 1, 2, 3
- B. 1, 2
- C. 1, 3
- D. 2, 3
Câu 7: Đặc điểm nào dưới đây xuất hiện ở cả người và mọi động vật có vú khác ?
- A. Có chu kì kinh nguyệt từ 28 – 32 ngày
- B. Đi bằng hai chân
- C. Nuôi con bằng sữa mẹ
- D. Xương mặt lớn hơn xương sọ
Câu 8: Bào quan nào có vai trò điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào ?
- A. Bộ máy Gôngi
- B. Lục lạp
- C. Nhân
- D. Trung thể
Câu 9: Tỉ lệ H : O trong các phân tử gluxit có giá trị như thế nào ?
- A. 1 : 1
- B. 1 : 2
- C. 2 : 1
- D. 3 : 1
Câu 10: Thành phần nào dưới đây cần cho hoạt động trao đổi chất của tế bào ?
- A. Ôxi
- B. Chất hữu cơ (prôtêin, lipit, gluxit…)
- C. Tất cả các phương án còn lại
- D. Nước và muối khoáng
Câu 11: Hệ cơ ở người được phân chia thành mấy loại mô ?
- A. 5 loại
- B. 4 loại
- C. 3 loại
- D. 2 loại
Câu 12: Trao đổi chất của cơ thể và môi trường được thực hiện qua:
- A. Hệ hô hấp
- B. Hệ tuần hoàn
- C. Hệ tiêu hóa
- D. Hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết
Câu 13: Nguyên tố hóa học nào được xem là nguyên tố đặc trưng cho chất sống ?
- A. Cacbon
- B. Ôxi
- C. Lưu huỳnh
- D. Nitơ
Câu 14: Trong nhân tế bào, quá trình tổng hợp ARN ribôxôm diễn ra chủ yếu ở đâu ?
- A. Dịch nhân
- B. Nhân con
- C. Nhiễm sắc thể
- D. Màng nhân
Câu 15: Nơron là tên gọi khác của
- A. tế bào cơ vân.
- B. tế bào thần kinh.
- C. tế bào thần kinh đệm.
- D. tế bào xương.
Câu 16: Chức năng co dãn tạo nên sự vận động, đây là chức năng của loại mô nào sau đây?
- A. Mô cơ
- B. Mô liên kết
- C. Mô biểu bì
- D. Mô thần kinh
Câu 17: Cơ thể người được phân chia thành mấy phần ? Đó là những phần nào ?
- A. 3 phần : đầu, thân và chân
- B. 2 phần : đầu và thân
- C. 3 phần : đầu, thân và các chi
- D. 3 phần : đầu, cổ và thân
Câu 18: Thanh quản là một bộ phận của
- A. hệ hô hấp.
- B. hệ tiêu hóa.
- C. hệ bài tiết.
- D. hệ sinh dục.
Câu 19: Trong cơ thể người, loại mô nào có chức năng nâng đỡ và là cầu nối giữa các cơ quan ?
- A. Mô cơ
- B. Mô thần kinh
- C. Mô biểu bì
- D. Mô liên kết
Câu 20: Nhóm nào dưới đây gồm những nơron có thân nằm trong trung ương thần kinh ?
- A. Nơron cảm giác, nơron liên lạc và nơron vận động
- B. Nơron cảm giác và nơron vận động
- C. N ron liên lạc và nơron cảm giác
- D. Nơron liên lạc và nơron vận động
Câu 21: Phát biểu nào sau đây là chính xác ?
- A. Vòng phản xạ được xây dựng từ 4 yếu tố : cơ quan thụ cảm, nơron trung gian, nơron hướng tâm và cơ quan phản ứng.
- B. Vòng phản xạ bao gồm cung phản xạ và đường liên hệ ngược.
- C. Cung phản xạ bao gồm vòng phản xạ và đường liên hệ ngược.
- D. Cung phản xạ được xây dựng từ 3 yếu tố : cơ quan thụ cảm, nơron trung gian và cơ quan phản ứng.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 59: Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết
- Trắc nghiệm sinh học 8 chương 9: Thần kinh và giác quan (P3)
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 53: Hoạt động thần kinh cấp cao ở người
- Trắc nghiệm sinh học 8 học kì I (P4)
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện
- Trắc nghiệm sinh học 8 chương 4: Hô hấp
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 65: Đại dịch AIDS Thảm họa của loài người
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 34: Vitamin và muối khoáng
- Trắc nghiệm sinh học 8 chương 11: Sinh sản (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 48: Hệ thần kinh sinh dưỡng
- Trắc nghiệm sinh học 8 chương 9: Thần kinh và giác quan (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 28: Tiêu hóa ở ruột non