Trắc nghiệm sinh học 8 học kì I (P4)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 8 học kì I (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Loại sụn nào dưới đây có vai trò đậy kín đường hô hấp khi chúng ta nuốt thức ăn ?

  • A. Sụn thanh nhiệt.
  • B. Sụn nhẫn.
  • C. Sụn giáp.
  • D. Tất cả các phương án còn lại.

Câu 2: Hiện tượng uốn cong hình chữ S của xương cột sống ở người có ý nghĩa thích nghi như thế nào ?

  • A. Giúp giảm thiểu nguy cơ rạn nứt các xương lân cận khi di chuyển.
  • B. Giúp phân tán lực đi các hướng, giảm xóc và sang chấn vùng đầu.
  • C. Giúp giảm áp lực của xương cột sống lên vùng ngực và cổ.
  • D. Tất cả các phương án đưa ra.

Câu 3: Chất nào dưới đây bị biến đổi thành chất khác qua quá trình tiêu hoá ?

  • A. Vitamin.
  • B. Ion khoáng.
  • C. Gluxit.
  • D. Nước.

Câu 4: Ở cơ thể người, cơ quan nào dưới đây nằm trong khoang ngực?

  • A. Bóng đái.
  • B. Phổi.
  • C. Thận.
  • D. Dạ dày.

Câu 5: Đối tượng nào dưới đây có quá trình dị hoá diễn ra mạnh mẽ hơn quá trình đồng hoá ?

  • A. Người cao tuổi.
  • B. Thanh niên.
  • C. Trẻ sơ sinh.
  • D. Thiếu niên.

Câu 6: Một người được xem là mắc bệnh cao huyết áp khi

  • A. huyết áp tối thiểu 90 mmHg, huyết áp tối đa > 140 mmHg.
  • B. huyết áp tối thiểu 120 mmHg, huyết áp tối đa > 160 mmHg.
  • C. huyết áp tối thiểu 100 mmHg, huyết áp tối đa > 160 mmHg.
  • D. huyết áp tối thiểu 90 mmHg, huyết áp tối đa > 120 mmHg.

Câu 7: Thanh quản là một bộ phận của

  • A. hệ hô hấp.
  • B. hệ tiêu hóa.
  • C. hệ bài tiết.
  • D. hệ sinh dục.

Câu 8: Sự kiện nào dưới đây xảy ra khi chúng ta nuốt thức ăn ?

  • A. Nắp thanh quản đóng kín đường tiêu hoá.
  • B. Khẩu cái mềm hạ xuống.
  • C. Lưỡi nâng lên.
  • D. Tất cả các phương án còn lại.

Câu 9: Trong quá trình trao đổi khí ở tế bào, loại khí nào sẽ khuếch tán từ tế bào vào máu ?

  • A. Khí nitơ.
  • B. Khí cacbônic.
  • C. Khí ôxi.
  • D. Khí hiđrô.

Câu 10: Ở người già, trong khoang xương có chứa gì ?

  • A. Máu.
  • B. Mỡ.
  • C. Tủy đỏ.
  • D. Nước mô.

Câu 11: Tỉ lệ H : O trong các phân tử gluxit có giá trị như thế nào ?

  • A. 1 : 1.
  • B. 1 : 2.
  • C. 2 : 1.
  • D. 3 : 1.

Câu 12: Khi chúng ta bị ong chích thì nọc độc của ong được xem là

  • A. chất kháng sinh.
  • B. kháng thể.
  • C. kháng nguyên.
  • D. prôtêin độc.

Câu 13: Việc làm nào dưới đây có thể giúp chúng ta chống nóng hiệu quả ?

  • A. Uống nước giải khát có ga.
  • B. Tắm nắng.
  • C. Mặc quần áo dày dặn bằng vải nilon.
  • D. Trồng nhiều cây xanh.

Câu 14: Với khẩu phần đầy đủ chất dinh dưỡng thì sau khi tiêu hoá ở dạ dày, thành phần nào dưới đây vẫn cần được tiêu hoá tiếp tại ruột non ?

  • A. Prôtêin.
  • B. Lipit.
  • C. Gluxit.
  • D. Tất cả các phương án còn lại.

Câu 15: Trong dạ dày, nờ sự có mặt của loại axit hữu cơ nào mà pepsinôgen được biến đổi thành pepsin – enzim chuyên hoá với vai trò phân giải prôtêin ?

  • A. HNO3.
  • B. HCl.
  • C. H2SO4.
  • D. HBr.

Câu 16: Trong tế bào cơ, tiết cơ là

  • A. phần tơ cơ nằm trong một tấm Z.
  • B. phần tơ cơ nằm liền sát hai bên một tấm Z.
  • C. phần tơ cơ nằm giữa hai tấm Z.
  • D. phần tơ cơ nằm trong một tế bào cơ (sợi cơ).

Câu 17: Tế bào cơ trơn và tế bào cơ tim giống nhau ở đặc điểm nào sau đây ?

  • A. Chỉ có một nhân.
  • B. Có vân ngang.
  • C. Gắn với xương.
  • D. Hình thoi, nhọn hai đầu.

Câu 18: Chất độc nào dưới đây có nhiều trong khói thuốc lá ?

  • A. Hêrôin.
  • B. Côcain.
  • C. Moocphin.
  • D. Nicôtin.

Câu 19: Nhóm máu nào dưới đây không tồn tại cả hai loại kháng nguyên A và B trên hồng cầu ?

  • A. Nhóm máu O.
  • B. Nhóm máu A.
  • C. Nhóm máu B.
  • D. Nhóm máu AB.

Câu 20: Độ axit cao của thức ăn khi xuống tá tràng chính là tín hiệu

  • A. đóng tâm vị.
  • B. mở môn vị.
  • C. đóng môn vị.
  • D. mở tâm vị.

Câu 21: Khi bị mỏi cơ, chúng ta cần làm gì ?

  • A. Nghỉ ngơi hoặc thay đổi trạng thái cơ thể.
  • B. Xoa bóp tại vùng cơ bị mỏi để tăng cường lưu thông máu.
  • C. Cả A và B.
  • D. Uống nhiều nước lọc.

Câu 22: Hoạt động nào dưới đây góp phần bảo vệ đường hô hấp của bạn ?

  • A. Đeo khẩu trang trong môi trường có nhiều khói bụi.
  • B. Trồng nhiều cây xanh.
  • C. Xả rác đúng nơi quy định.
  • D. Tất cả các phương án đưa ra.

Câu 23: Tại ruột già xảy ra hoạt động nào dưới đây ?

  • A. Hấp thụ lại nước.
  • B. Tiêu hoá thức ăn.
  • C. Hấp thụ chất dinh dưỡng.
  • D. Nghiền nát thức ăn.

Câu 24: Nhóm nào dưới đây gồm những nơron có thân nằm trong trung ương thần kinh ?

  • A. Nơron cảm giác, nơron liên lạc và nơron vận động.
  • B. Nơron cảm giác và nơron vận động.
  • C. Nơron liên lạc và nơron cảm giác.
  • D. Nơron liên lạc và nơron vận động.

Câu 25: Sự luân chuyển bạch huyết trong hệ bạch huyết (BH) diễn ra theo trình tự như thế nào ?

  • A. Mao mạch BH – ống BH – mạch BH – hạch BH – mạch BH – tĩnh mạch.
  • B. Mao mạch BH – mạch BH – ống BH – mạch BH – hạch BH – tĩnh mạch.
  • C. Mao mạch BH – mạch BH – hạch BH – ống BH – mạch BH – tĩnh mạch.
  • D. Mao mạch BH – mạch BH – hạch BH – mạch BH - ống BH – tĩnh mạch.

Câu 26: Vì sao khi chúng ta hít thở sâu thì sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp ?

  • A. Vì hít thở sâu giúp loại thải hoàn toàn lượng khí cặn và khí dự trữ còn tồn đọng trong phổi, tạo ra khoảng trống để lượng khí hữu ích dung nạp vào vị trí này.
  • B. Vì khi hít thở sâu thì ôxi sẽ tiếp cận được với từng tế bào trong cơ thể, do đó, hiệu quả trao đổi khí ở tế bào sẽ cao hơn.
  • C. Vì khi hít vào gắng sức sẽ làm tăng lượng khí bổ sung cho hoạt động trao đổi khí ở phế nang và khi thở ra gắng sức sẽ giúp loại thải khí dự trữ còn tồn đọng trong phổi.
  • D. Tất cả các phương án còn lại.

Câu 27: Khi ăn rau sống không được rửa sạch, ta có nguy cơ

  • A. mắc bệnh sởi.
  • B. nhiễm giun sán.
  • C. mắc bệnh lậu.
  • D. nổi mề đay.

Câu 28: Trong bàn tay người, ngón nào có khả năng cử động linh hoạt nhất ?

  • A. Ngón út.
  • B. Ngón giữa.
  • C. Ngón cái.
  • D. Ngón trỏ.

Câu 29: Trong quá trình trao đổi chất, máu và nước mô sẽ cung cấp cho tế bào những gì ?

  • A. Khí ôxi và chất thải.
  • B. Khí cacbônic và chất thải.
  • C. Khí ôxi và chất dinh dưỡng.
  • D. Khí cacbônic và chất dinh dưỡng.

Câu 30: Loại đồ ăn nào dưới đây đặc biệt có lợi cho hệ tim mạch ?

  • A. Kem.
  • B. Cá hồi.
  • C. Sữa tươi.
  • D. Lòng đỏ trứng gà.
Xem đáp án
  • 6 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021